Đau khớp ngón tay đeo nhẫn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện

Đau khớp ngón tay đeo nhẫn

Đau khớp ngón tay đeo nhẫn là gì?

Đau khớp ngón tay đeo nhẫn là tình trạng các khớp ngón tay, đặc biệt là khớp ở gốc ngón tay đeo nhẫn bị đau mỏi, tê cứng, đôi khi sưng tấy hoặc có cảm giác như bị kim châm. Tình trạng này thường diễn ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và các cơn đau có thể tăng dần theo thời gian.

Triệu chứng đau khớp ngón tay đeo nhẫn thường gặp

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp liên quan đến tình trạng đau khớp ngón tay đeo nhẫn:

Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay đeo nhẫn

Tình trạng đau khớp ngón đeo nhẫn có thể diễn ra do nhiều nguyên nhân, thường là do các bệnh lý về xương khớp hoặc một số vấn đề khác.

1. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, diễn ra do rối loạn hệ thống miễn dịch khiến các kháng thể tấn công bao hoạt dịch, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gây đau và sưng đỏ ở khớp. Hiện nay, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định, nhưng có mối liên hệ với yếu tố di truyền.

2. Thoái hóa khớp ngón tay

Khớp ngón tay phải hoạt động thường xuyên khiến sụn khớp và xương dưới sụn chịu áp lực liên tục, dẫn đến mài mòn, tổn thương. Theo thời gian, các phản ứng viêm sẽ xuất hiện đi kèm với giảm chất lượng dịch khớp và gây ra các cơn đau, nóng rát.

3. Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng các sụn bị bào mòn và ma sát với nhau hoặc ma sát với các xương dưới sụn, làm tổn thương sụn khớp, gây đau nhức. Tình trạng viêm khớp có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khớp trong cơ thể, nhưng các cơn đau thường biểu hiện rõ nhất ở phần ngón tay, bàn tay, khớp gối, khớp hông.

4. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh đi từ ống cổ tay đến lòng bàn tay bị chèn ép, gây ra cảm giác đau khớp ngón tay đeo nhẫn, thậm chí lan ra cả lòng bàn tay. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng nguy hiểm khác như tê bì, ngón tay mất cảm giác, cứng khớp, không thể cử động ngón tay,…

5. Căng cơ quanh khớp

Nếu bàn tay phải hoạt động liên tục trong thời gian dài, chẳng hạn như đánh máy, sử dụng nhạc cụ, chơi thể thao,… có thể gây áp lực lên dây chằng, gân và các cơ quanh khớp, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu quanh khớp.

6. Nang bao hoạt dịch

Đây là tình trạng xuất hiện khối u lành tính ở khớp ngón tay, cổ tay gây chèn ép vào dây thần kinh xung quanh, khiến bạn cảm thấy đau âm ỉ, tê bì, mất cảm giác ở bàn tay hoặc các ngón tay nói riêng.

7. Đeo nhẫn quá chật

Đeo nhẫn không phù hợp, quá chật hoặc bề mặt kim loại không được phẳng có thể chèn ép vào các cơ xung quanh khớp, cản trở quá trình lưu thông máu. Trường hợp người bị dị ứng với kim loại cũng có thể cảm thấy sưng đau khớp ngón tay đeo nhẫn.

8. Bệnh Gout

Chế độ ăn uống giàu purine, thận giảm bài tiết axit uric do một số bệnh lý, sử dụng một số loại thuốc điều trị,… có thể dẫn đến sự lắng đọng tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric, gây đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở các khớp và dẫn đến viêm nhiễm. Một số biểu hiện khác của bệnh lý này là khớp sưng đỏ, biến dạng, khó cử động.

9. Chấn thương ngón tay

Các khớp ngón tay rất nhỏ và phải hoạt động thường xuyên nên dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi va đập, mang vật quá nặng, tập luyện thể thao. Một số tình trạng chấn thương thường gặp là rách sụn khớp, bong gân ngón tay, trật khớp ngón tay, đứt dây chằng,… khiến người bệnh đau nhức dữ dội và cần phải xử lý kịp thời.

10. Các bệnh lý xương khớp khác

Ngoài ra, nhiều bệnh lý về xương khớp khác có thể gây ra tình trạng đau khớp ngón đeo nhẫn là: viêm gân, viêm bao gân, u nang hạch, lupus ban đỏ, ung thư xương,…

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau khớp ngón tay đeo nhẫn

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp và gây đau khớp ngón áp út là:

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tình trạng đau nhức ở khớp cổ tay diễn ra rất phổ biến, tuy nhiên bạn không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay khi phát hiện các cơn đau ngày càng nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm, đi kèm với các biểu hiện như sưng đỏ, tê bì ở khớp, cảm giác có kim đâm, cứng khớp và khả năng vận động của ngón tay bị hạn chế.

Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra hình ảnh như siêu âm khớp, chụp X-quang, chụp MRI, nội soi khớp ngón tay, xét nghiệm máu,… nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.

Cách phòng ngừa và điều trị đau khớp ngón tay đeo nhẫn tại nhà

Nếu bạn gặp phải tình trạng đau khớp ngón tay nói chung và đau khớp ngón tay đeo nhẫn nói riêng thì nên lưu ý một số phương pháp giúp cải thiện và phòng ngừa dưới đây.

1. Điều trị bằng thuốc

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs) để làm dịu các cơn đau. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng sử dụng và hạn chế sử dụng quá thường xuyên để tránh phụ thuộc thuốc.

2. Chườm nóng, chườm lạnh

Bạn có thể sử dụng khăn ấm hoặc túi nước nóng để chườm vùng khớp bị đau, giúp làm giãn cơ, tăng lưu thông máu và giảm sưng viêm hiệu quả. Lưu ý, điều chỉnh độ nóng vừa phải và không chườm quá 20 phút.

Ngoài ra, chườm lạnh cũng là phương pháp giúp làm co mạch, từ đó hỗ trợ giảm viêm và giảm đau nhức. Bạn có thể chườm bằng túi đá hoặc khăn lạnh, tránh để đá viên tiếp xúc trực tiếp với da và không nên chườm quá 15 phút.

3. Massage, xoa bóp khớp ngón tay đeo nhẫn

Nếu bạn thường xuyên bị đau khớp ngón tay đeo nhẫn, hãy tích cực massage tay và khớp ngón tay để tăng cường lưu thông máu và giúp các cơ được thư giãn. Ngoài ra, sử dụng một số thuốc dạng kem, dầu, gel khi xoa bóp cũng có thể hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả.

4. Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp

Các dưỡng chất thiên nhiên đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Mỹ về công dụng trong việc nuôi dưỡng xương khớp là:

Viên uống JEX thế hệ mới đến từ Mỹ với thành phần gồm các dưỡng chất thiên nhiên trên sẽ giúp nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong, hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi của khớp, kháng viêm, giảm đau nhức và làm chậm quá trình thoái hóa khớp hiệu quả. Theo đó, bạn có thể an tâm sử dụng 2 viên JEX mỗi ngày để hỗ trợ giảm đau nhức khớp và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp.

5. Hạn chế áp lực lên khớp

Việc thường xuyên phải hoạt động ở tay như làm việc với bàn phím máy tính, nhạc cụ, chơi thể thao hoặc đeo trang sức có thể làm tăng áp lực, gây đau khớp ngón tay đeo nhẫn. Bạn nên để cho khớp nghỉ ngơi thường xuyên và tránh bẻ ngón tay vì có thể làm tổn thương sụn khớp.

6. Luyện các bài tập duy trì sức khỏe khớp ngón tay

Bạn có thể thực hiện các bài tập đơn giản để thư giãn các khớp ngón tay dưới đây:

7. Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu dưỡng chất có thể hỗ trợ sức khỏe của khớp ngón tay. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng hiệu quả cho xương khớp:

Bài liên quan: 10 cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà nhanh mà hiếm người biết

Hãy lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi phát hiện các triệu chứng đau khớp ngón tay đeo nhẫn, để sớm tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả. Ngoài ra, việc thường xuyên cho tay thư giãn, tập các bài tập hỗ trợ khớp tay và bổ sung các dưỡng chất từ thiên nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khớp ngón tay.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/tay-deo-nhan-a50958.html