Tìm hiểu 5 loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, nhiều người mắc bệnh tiểu đường tìm đến các phương pháp hỗ trợ từ thiên nhiên, trong đó có việc sử dụng lá cây. Hãy cùng tìm hiểu 5 loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả trong bài viết dưới đây!

1. Có nên sử dụng lá cây để chữa bệnh tiểu đường không?

Trước khi tìm hiểu về các loại lá cây để chữa bệnh tiểu đường, người bệnh cần biết rằng các loại lá cây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc điều trị tiểu đường được chỉ định từ bác sĩ.

Mọi phương pháp hỗ trợ điều trị, kể cả sử dụng lá cây đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Sử dụng lá cây hỗ trợ điều trị tiểu đường có thể mang lại một số lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ. Việc sử dụng các loại lá cây cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Lá cây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, không thể thay thế các thuốc trị bệnh từ bác sĩ
Lá cây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, không thể thay thế các thuốc trị bệnh từ bác sĩ

2. Các loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Dưới đây là bảng thông tin tổng quan về các loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường:

Tên Thành phần Tác dụng Lá dứa [3] Glycoside Cải thiện tình trạng kháng lại insulin, giảm lượng đường trong máu, điều hòa đường huyết Lá cây mật gấu [4] Andrographolide Giảm lượng đường và điều hòa lượng đường trong máu Lá cây thìa canh [5] Hạ đường huyết Lá ổi [6] Khả năng chiết xuất của lá ổi, ức chế hoạt động của alpha-glucosidase Giảm lượng đường huyết sau khi ăn Lá sầu đâu [7] Hạ đường huyết

Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về các loại lá cây hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:

2.1. Lá dứa

Tác dụng của lá dứa đối với bệnh tiểu đường:

Lá dứa không chứa đường và giàu Glycoside - hợp chất giúp chuyển hóa Glucose thành năng lượng hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng tích tụ đường trong máu. Ngoài ra, lá dứa cũng có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường. Glycoside dồi dào trong lá dứa giúp tăng cường độ nhạy cảm của tế bào với insulin, giúp giảm lượng Glucose trong máu và duy trì đường huyết ở mức an toàn [3].

Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong lá dứa giúp làm chậm quá trình hấp thu Carbohydrate, giúp ổn định lượng đường trong máu [3].

Kết quả khảo sát trên 30 người cho thấy những người uống nước lá dứa có lượng đường trong máu ổn định hơn so với những người chỉ uống nước lọc sau khi dung nạp Glucose vào cơ thể [8].

Một nghiên cứu ở Indonesia được thực hiện trên chuột cho thấy những con chuột được cho uống nước lá dứa có lượng đường huyết giảm sau khi ăn và hoạt động của insulin được cải thiện [9].

Cách sử dụng lá dứa:

Lá dứa giàu hợp chất Glycoside giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả
Lá dứa giàu hợp chất Glycoside giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả

Đối tượng không nên dùng lá dứa:[3]

Lưu ý khi sử dụng lá dứa:[10]

2.2. Lá cây mật gấu

Tác dụng của lá mật gấu đối với bệnh tiểu đường:

Các nghiên cứu trước đây cho thấy dịch chiết từ lá mật gấu có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi của các tế bào beta đảo tụy - một bộ phận sản xuất insulin ở người bệnh tiểu đường type 1. Hàm lượng andrographolide có trong lá mật gấu giúp giảm lượng đường và điều hòa lượng đường trong máu, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng lá mật gấu có khả năng cải thiện chức năng của insulin, ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2. Không chỉ vậy, lá mật gấu còn được cho là có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường như suy thận và đau tim.

Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2014 cho thấy hoạt chất trong lá mật gấu hoạt động theo cơ chế tương tự như thuốc hạ đường huyết metformin. Lá mật gấu có khả năng ức chế quá trình tạo glucose mới ở gan và đồng thời tăng cường quá trình oxy hóa glucose để giảm đường huyết. Những kết quả này mở ra triển vọng ứng dụng lá mật gấu trong các chế phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường trong tương lai [4].

Cách sử dụng lá mật gấu:

Lá cây mật gấu giúp người tiểu đường điều hòa lượng đường trong máu
Lá cây mật gấu giúp người tiểu đường điều hòa lượng đường trong máu

Đối tượng không nên dùng lá mật gấu:

Lưu ý khi sử dụng lá mật gấu: [11]

2.3. Lá cây thìa canh

Tác dụng của lá thìa canh đối với bệnh tiểu đường:

Nhờ sự hỗ trợ công nghệ của Viện Khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), các nhà khoa học Đại học quốc gia Seoul đã phối hợp với các chuyên gia tại Công ty Nam Dược để nghiên cứu thành phần hóa học của dây thìa canh. Nghiên cứu được thực hiện trên dây thìa canh được trồng và thu hoạch theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Kết quả nghiên cứu đã giúp khẳng định vị thế của dây thìa canh Việt Nam trong kho tàng thảo dược quốc tế với những thành phần hoạt chất đặc hữu. Hai hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết mạnh được phát hiện là: β-D-glucopyranosyl gymnemagenol 3-O-β-D-glucuronopyranoside và Gymnemagenol 3-Oβ-D-glucuronopyranoside [5].

Cách sử dụng lá thìa canh:

Người tiểu đường có thể sử dụng lá cây thìa canh để hỗ trợ điều trị tiểu đường
Người tiểu đường có thể sử dụng lá cây thìa canh để hỗ trợ điều trị tiểu đường

Đối tượng không nên dùng lá thìa canh:[13]

Lưu ý khi sử dụng lá thìa canh: [13]

2.4. Lá ổi

Tác dụng của lá ổi đối với bệnh tiểu đường:

Lá ổi được biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, cụ thể là giúp giảm lượng đường huyết sau khi ăn. Thông tin này đã được đăng tải trên chuyên san Nutrition and Metabolism. Lợi ích này đến từ khả năng chiết xuất từ lá ổi, giúp ức chế hoạt động của alpha-glucosidase - một enzyme có vai trò phân giải tinh bột và carbohydrate thành đường đơn (glucose) [6].

Cách sử dụng lá ổi:

Lá ổi là loại lá dễ tìm thấy ngoài thực tế, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Lá ổi là loại lá dễ tìm thấy ngoài thực tế, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Đối tượng không nên dùng lá ổi:[14]

Lưu ý khi sử dụng lá ổi:[14]

2.5. Lá sầu đâu

Tác dụng của lá sầu đâu đối với bệnh tiểu đường:

Lá sầu đâu (Neem) được sử dụng phổ biến trong y học truyền thống để điều trị bệnh tiểu đường. Chiết xuất từ lá sầu đâu có tác dụng hạ đường huyết do tăng tiết insulin từ các tế bào beta của tuyến tụy hoặc tăng hấp thu và sử dụng glucose ở mô ngoại biên. Thành phần alkaloids trong lá có vai trò tái tạo tế bào tụy, giúp phục hồi việc tiết insulin. Flavonoids cũng được tìm thấy trong lá sầu đâu, giúp tăng hoạt động vận chuyển glucose và tổng hợp lipid trong tế bào mỡ, giảm đường huyết một cách đáng kể.

Ngoài ra, các thành phần saponins, tannins terpenoids và anthraquinones trong lá sầu đâu cũng có tác dụng hạ đường huyết và có lợi cho tim mạch.

Đặc biệt, một hợp chất mới từ chiết xuất lá sầu đâu - meliacinolin đã được chứng minh có khả năng chống tiểu đường type 2 nhờ khả năng ức chế hoạt động của enzyme alpha-glucosidase và alpha-amylase, giúp người tiểu đường giảm đường huyết sau khi ăn.

Cách sử dụng lá sầu đâu:

Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn lá sầu đâu để hỗ trợ điều trị bệnh
Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn lá sầu đâu để hỗ trợ điều trị bệnh

Đối tượng không nên dùng lá sầu đâu:[17]

Lưu ý khi sử dụng lá sầu đâu: [18]

3. Lưu ý khi sử dụng các loại lá cây cho người bệnh tiểu đường

Để sử dụng lá cây an toàn và hiệu quả, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những điều sau:

Để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả và tăng cường sức khỏe tổng thể, người tiểu đường có thể bổ sung sữa Glucare Gold. Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, được thiết kế riêng cho người tiểu đường với nhiều ưu điểm nổi bật:

Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng sữa Glucare Gold để điều hòa đường huyết và nâng cao sức khỏe tổng thể
Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng sữa Glucare Gold để điều hòa đường huyết và nâng cao sức khỏe tổng thể

Bài viết đã giới thiệu 5 loại lá cây chữa bệnh tiểu đường, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng lá cây chỉ hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc điều trị của bác sĩ. Hãy kết hợp sử dụng các loại lá cây với phác đồ điều trị của bác sĩ, kiểm tra đường huyết thường xuyên, theo dõi phản ứng của cơ thể và luôn tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia y tế trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng lá cây để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hoặc muốn tìm hiểu chi tiết về sản phẩm sữa Glucare Gold, vui lòng liên hệ đến hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold - Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường để được tư vấn nhanh chóng!

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/la-cay-chua-benh-tieu-duong-a54095.html