Miso còn được gọi là tương miso, được xem là một loại gia vị thường dùng của người Nhật Bản trong các bữa cơm gia đình; tương tự như tương của người Việt hay tương đậu của người Trung Quốc.
Theo nghiên cứu khảo cổ học, miso được bắt đầu từ thời kỳ Jōmon thường dùng kèm trong bữa cơm gia đình cùng với những món chiên, xào, hấp,....và trở thành nguyên liệu truyền thống của Nhật Bản.
Miso được làm từ đậu nành, gạo, lúa mạch rồi trải qua giai đoạn lên men cùng với muối và nấm kōjikin để tạo thành nước sốt đặc sánh thưởng thức cùng với rau củ, thịt cá và là nguyên liệu làm gia vị cho món canh miso nổi tiếng của người Nhật.
Miso được xem là một nguyên liệu truyền thống của người Nhật với vị mặn mặn ngọt ngọt, có hơi men nồng và thơm đặc trưng. Tùy vào từng vùng và khẩu vị của mỗi người mà tương miso có gia giảm vị mặn ngọt cùng với màu sắc khác nhau.
Nếu phân loại theo nguyên liệu thì miso được chia làm 4 loại: miso gạo, miso lúa mạch, miso đậu và miso hỗn hợp. Phổ biến nhất là miso gạo chiếm 80% nhu cầu sử dụng.
Miso gạo: Được chế biến bằng cách lên men gạo và đậu nành. Hương vị và màu sắc tùy thuộc vào khu vực và khí hậu, ở những nơi lạnh như Hokkaido hay Tohoku sẽ ưa chuộng miso mặn có màu đỏ, còn ở những vùng phía tây từ Osaka lại yêu thích miso trắng có vị hơi ngọt.
Miso lúa mạch: Đúng theo tên gọi được tạo thành từ việc lên men lúa mạch và đậu nành. Khu vực phổ biến sử dụng loại miso này là ở Trung Quốc, Shikoku, khu vực Kyushu.
Miso đậu: Sử dụng nguyên liệu duy nhất là đậu nành để lên men, và đây là nguyên liệu đặc trưng thường sử dụng của khu vực Tokai.
Miso hỗn hợp: Được tạo thành từ nguyên liệu chính là đậu nành và trộn thêm 2 hay nhiều loại miso với nhau, trãi qua giai đoạn lên men tương tự như những loại miso khác.
Các nguyên liệu cơ bản của các loại miso gần như là giống nhau, tuy nhiên theo tùy khu vực và và cách làm khác nhau mà miso có màu sắc và mùi vị khác. Sự khác biệt đó là do phản ứng Maillard xảy ra trong quá trình lên men tạo nên sắc đỏ, trắng hoặc màu đậm nhẹ.
Miso trắng: Khi đun sôi đậu nành hàm lượng đường và protein sẽ chảy ra, ngay thời điểm đó trộn vào men hoặc gạo đã tinh chế, quá trình lên men diễn ra trong thời điểm ngắn khoảng vài tuần vì vậy hương vị sẽ ngọt hơn và miso sẽ có màu trắng.
Miso màu đậm nhẹ: Đây là loại có màu sắc pha trộn giữa miso đỏ và trắng. Thời gian lên men ngắn hơn, khoảng 3 tháng đến 1 năm.
Miso đỏ: Để tạo nên màu sắc đỏ sậm thì trong quá trình chế biến sẽ trãi qua nhiệt độ cao, lên men trong thời gian dài khoảng 2 năm, hương vị sẽ mặn hơn do thời gian lên men lâu.
Mì miso thơm ngon, nước sốt mặn ngọt cay cay hòa quyện vào cọng mì dai dai, thịt sườn mềm ngọt sẽ là món ăn vô cùng hấp dẫn cho gia đình trong những ngày thời tiết se lạnh.
Canh miso là một món canh truyền thống đặc trưng của người Nhật. Vị canh ngọt mặn cùng với rong biển và đậu hũ béo thơm ngon vô cùng dinh dưỡng, ăn kèm với cơm trắng sẽ đổi vị cho bữa cơm gia đình thêm đa dạng hơn đấy!
Mì udon đậm đà hương vị, nước dùng thanh ngọt, thịt gà mềm hoặc thịt bò và kim chi thơm ngon cùng với mùi hương đặc trưng của miso sẽ làm món ăn thêm tuyệt vời, hấp dẫn.
Tham khảo ngay một số mẫu tủ lạnh giá cực tốt đang kinh doanh tại Điện máy XANH để giúp bạn bảo vệ thực phẩm tốt hơn nhé!Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên liệu miso, phân loại và các món ăn hấp dẫn từ miso. Bạn có thể xem thêm một số bài viết có liên quan tại chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH nhé!
*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ wikipedia
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/sup-miso-a6441.html