Elastin là gì? 6 tác dụng của elastin đối với làn da bạn nên biết

Elastin là thành phần quan trọng tham gia xây dựng cấu trúc da. Vậy thực chất elastin là gì và nó có tác dụng như thế nào đến cấu trúc và chức năng của làn da. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây bạn nhé!

1Elastin là gì?

Elastin là một loại protein tham gia cấu tạo nên sợi đàn hồi trong cấu trúc da, gồm nhiều phân tử tropoelastin liên kết chéo với nhau tạo thành phức hợp elastin.

Elastin có tính đàn hồi cao giúp mô cơ khôi phục lại hình dáng ban đầu sau khi bị tác động về mặt cơ học như kéo căng, nén ép nhằm ngăn chặn tình trạng da bị chảy xệ và nhăn nheo.

Theo thời gian, số lượng elastin trong cơ thể sẽ giảm dần do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự lão hóa tự nhiên và tác động từ môi trường (tia UV, khói, bụi,…).[1]

Elastin là một loại protein tham gia cấu tạo nên sợi đàn hồi trong cấu trúc da

Elastin là một loại protein tham gia cấu tạo nên sợi đàn hồi trong cấu trúc da

2Các tác dụng của elastin đối với làn da

Elastin tạo độ đàn hồi cho da

Độ đàn hồi của da phụ thuộc vào các sợi đàn hồi nằm ở lớp hạ bì (lớp trong cùng của da). Trong đó, sợi đàn hồi được cấu tạo chủ yếu từ elastin và fibrillin sợi nhỏ.

Quá trình hình thành elastin bắt đầu khi các tropoelastin được nguyên bào sợi tiết ra môi trường ngoại bào. Và kết thúc sau khi quá trình đông tụ các tropoelastin hoàn tất và hình thành các liên kết chéo để tạo ra elastin.

Như vậy, nếu quá trình sản sinh ra elastin được duy trì ổn định thì cấu trúc da của chúng ta sẽ bền vững. Từ đó, duy trì được sự săn chắc và độ đàn hồi cho làn da.[1]

Elastin được tổng hợp từ tropoelastin và hình thành nên các sợi đàn hồi của da

Elastin được tổng hợp từ tropoelastin và hình thành nên các sợi đàn hồi của da

Chống lão hóa da

Elastin là một loại protein chịu trách nhiệm về độ đàn hồi và khả năng phục hồi của da, cho phép da căng ra và sau đó trở lại hình dạng ban đầu. Thiếu elastin làm mất đi sự đàn hồi, gây chảy xệ và nếp nhăn cho da.

Quá trình lão hóa da làm thay đổi cấu trúc mạng lưới sợi đàn hồi, tổn thương cấu trúc và suy giảm cân bằng nội mô khiến làn da trở nên nhăn nheo.

Các tác nhân bên ngoài (như tia UV, khói, bụi,...) và cả tác nhân bên trong (tuổi, bệnh, thay đổi nội tiết tố, di truyền, hút thuốc và dinh dưỡng kém) đều làm tổn thương các gốc tự do, dẫn đến lão hóa da đồng thời kích thích các enzyme phân giải sợi đàn hồi.

Dưới tác động của enzyme, elastin bị phá hủy bằng 2 cách thức như sau:

Làn da không có khả năng bổ sung hay tự sửa chữa các sợi đàn hồi một cách tự nhiên. Bởi vậy, phần lớn liệu pháp hiện nay là bảo vệ elastin hơn là tìm cách thay thế chúng.[1]

Bảo vệ elastin giúp ngăn chặn quá trình lão hóa

Bảo vệ elastin giúp ngăn chặn quá trình lão hóa

Làm lành vết thương

Sản xuất elastin và tổng hợp sợi đàn hồi là bước cuối cùng của quá trình làm lành vết thương. Nếu thiếu elastin và không đủ cho quá trình chữa lành vết thương, sự tái tạo mạng lưới sợi đàn hồi trong mô sẹo sẽ bị hạn chế, từ đó làm giảm độ đàn hồi so với mô ban đầu.

Elastin góp phần chữa lành vết thương, không chỉ cung cấp độ đàn hồi cơ học mà còn tác động lên các tế bào làm giảm sự co lại của vết thương và cải thiện quá trình tái tạo lớp hạ bì.

Khi da bị tổn thương, sự tăng sinh tropoelastin và elastin được kích hoạt một cách nhanh chóng. Điều này nêu bật được vai trò của sợi đàn hồi nói chung và elastin nói riêng trong việc chữa lành vết thương.

Ngoài ra, từ các dữ liệu tiền lâm sàng cho thấy việc bổ sung tropoelastin ngoại sinh có thể thúc đẩy quá trình tổ chức các sợi đàn hồi thích hợp cho việc chữa lành vết thương và tạo mạch.[2][3]

Sản xuất elastin và tổng hợp sợi đàn hồi là bước cuối của quá trình làm lành vết thương

Sản xuất elastin và tổng hợp sợi đàn hồi là bước cuối của quá trình làm lành vết thương

Cấu trúc elastin bị phá vỡ sẽ hình thành sẹo

Quá trình sản xuất elastin kém hiệu quả khi tuổi tác tăng lên. Ở người trưởng thành, làn da bị tổn thương (do mụn trứng cá, vết cắt, vết bỏng, rạn da, tổn thương do ánh nắng mặt trời hoặc lão hóa) thường để lại sẹo có thể là do da không được cung cấp đủ elastin trong giai đoạn tái tạo làn da.[4]

Trong việc chữa lành vết thương thai nhi, Elastin được xem là quan trọng để giảm sẹo, đặc biệt trong giai đoạn phát triển mạng lưới sợi đàn hồi.

Sự thoái hóa và sắp xếp không theo trật tự của mạng lưới các sợi đàn hồi khiến làn da tổn thương hình thành vết sẹo lõm hay sẹo lồi.

Trong nhiều nghiên cứu về vai trò của sợi đàn hồi trong việc hình thành và điều trị sẹo, người ta nhận thấy rằng hầu hết các vết sẹo đều có lượng elastin ít hơn da bình thường, các sợi đàn hồi bị phân mảnh và cấu trúc collagen bị biến dạng.[5]

Vì vậy, khi da đang bị tổn thương, nếu bạn cung cấp đủ dưỡng chất để tăng sinh elastin phục hồi lại làn da sẽ hạn chế việc hình thành sẹo.

Thiếu elastin khiến các vết thương để lại sẹo trên da

Thiếu elastin khiến các vết thương để lại sẹo trên da

Hỗ trợ điều trị Cutis laxa

Những khiếm khuyết về mặt di truyền có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến việc làm mất độ đàn hồi của da.

Cutis laxa là một căn bệnh biến đổi về mặt di truyền, đặc trưng bởi sự nhiễu loạn trong quá trình chuyển hóa chất đàn hồi. Từ đó góp phần khiến da kém đàn hồi, chảy xệ, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, một số trường hợp là do di truyền.[6]

Cho đến nay, không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh cutis laxa. Do đó, sự hiểu biết về những gián đoạn này và biện pháp sửa chữa mạng lưới sợi đàn hồi có thể có khả năng hỗ trợ người bệnh cutis laxa.[7]

Elastin hỗ trợ điều trị Cutis laxa - bệnh khiến da kém đàn hồi

Elastin hỗ trợ điều trị Cutis laxa - bệnh khiến da kém đàn hồi

Phục hồi da tổn thương bởi tia UV

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ phá vỡ cấu trúc sợi đàn hồi, khiến làn da trở nên nhăn nheo, thô ráp, sạm màu và có nhiều đốm nám, tàn nhang.

Điều này là do bức xạ tia cực tím có thể kích hoạt sản xuất enzyme gọi là metallicoproteinase (MMP) phá vỡ các sợi đàn hồi. Ngoài ra, bức xạ tia cực tím cũng có thể gây tổn thương DNA trong tế bào da, dẫn đến giảm sản xuất các sợi đàn hồi mới.

Theo các nghiên cứu, tropoelastin nội sinh có khả năng chống lại tác động của tia UV và tropoelastin ngoại sinh cũng có thể sửa chữa mạng lưới sợi đàn hồi của da.[8][9]

Tác hại của tia cực tím có thể làm giảm đàn hồi da và phá hủy sợi đàn hồi. Do đó, bảo vệ da bằng kem chống nắng, quần áo bảo hộ và tránh nắng trong giờ cao điểm là quan trọng để giữ da khỏi tổn thương.

Tropoelastin tổng hợp nên elastin có khả năng phục hồi da bị tổn thương bởi tia UV

Tropoelastin tổng hợp nên elastin có khả năng phục hồi da bị tổn thương bởi tia UV

3Mẹo duy trì sản xuất Elastin cho làn da trẻ trung

Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời

Bức xạ mặt trời hay các tia cực tím (tia UV) có thể làm hỏng các sợi đàn hồi và khiến chúng bị phân hủy nhanh hơn. Khi đi ra ngoài bạn nên mặc áo chống nắng, đội mũ, đeo kính râm để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.[10]

Đặc biệt, bạn cần phải bôi kem chống nắng hàng ngày, ngay cả trong những ngày nhiều mây. Bạn nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30++.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Để quá trình sản xuất elastin diễn ra thuận lợi, cơ thể cần được nuôi dưỡng khỏe mạnh với nguồn dưỡng chất lành mạnh. Một chế độ ăn nhiều rau củ quả và trái cây có thể giúp hỗ trợ sản xuất collagen và cải thiện cấu trúc da cũng như độ đàn hồi trên làn da của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn những thức ăn nhanh nhiều gia vị và dầu mỡ hay những đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, nước ngọt, cà phê,... Vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn và làm gián đoạn quá trình hình thành các sợi đàn hồi.

Chế độ ăn nhiều rau củ quả và trái cây có thể hỗ trợ sản xuất elastin

Chế độ ăn nhiều rau củ quả và trái cây có thể hỗ trợ sản xuất elastin

Cung cấp đủ protein

Elastin là một loại protein quan trọng hình thành nên cấu trúc da, duy trì làn da đàn hồi và săn chắc. Do đó, trong chế độ ăn hàng ngày bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng protein thiết yếu (0,8 g/kg cân nặng) để cung cấp nguyên liệu duy trì quá trình tổng hợp elastin cũng như đảm bảo các hoạt động sinh lý khác của cơ thể.

Thịt, cá, các loại đậu và hạt là những nguồn protein lành mạnh rất tốt cho sức khỏe.

Protein là nguyên liệu duy trì quá trình tổng hợp elastin

Protein là nguyên liệu duy trì quá trình tổng hợp elastin

Cung cấp đủ nước

Nước giúp làm mềm da, cung cấp dưỡng chất cho các tế bào da và giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể. Uống nhiều nước có thể cung cấp đủ độ ẩm giúp làn da luôn căng bóng, tươi trẻ và rạng rỡ. Đồng thời giúp làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.

Cơ thể cần khoảng 2 lít nước mỗi ngày (lượng nước thiết yếu tùy thuộc vào độ tuổi và mức tiêu hao năng lượng của cơ thể) để duy trì các chức năng sinh lý cơ bản.

Uống nhiều nước có thể cung cấp đủ độ ẩm cho làn da của bạn

Uống nhiều nước có thể cung cấp đủ độ ẩm cho làn da của bạn

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E có thể ngăn chặn các gốc tự do tấn công và phá hủy các sợi đàn hồi, collagen. Từ đó giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh và bảo vệ da khỏi nhiều tác nhân gây hại khác như tia UV, khói, bụi,...

Tránh hút thuốc

Nicotine và các chất độc hại khác trong thuốc lá có thể tấn công tế bào da, làm hỏng các sợi đàn hồi trên da, dẫn đến lão hóa sớm và xuất hiện nếp nhăn.

Hơn nữa, khói thuốc lá còn làm tổn thương phổi của người hút và cả những người xung quanh. Vì vậy, nếu bạn đang hút thuốc lá thì hãy cố gắng bỏ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Nicotine và các chất độc hại khác trong thuốc lá có thể phá hủy các sợi đàn hồi trên da

Nicotine và các chất độc hại khác trong thuốc lá có thể phá hủy các sợi đàn hồi trên da

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Điều này giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho làn da, hỗ trợ sản xuất elastin hay các sợi đàn hồi.

Ngoài ra, khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ sản xuất hormone endorphin giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Nhờ đó, tinh thần của bạn sẽ luôn tươi trẻ, tràn đầy sức sống và làn da trở nên rạng rỡ hơn.

Tập thể dục giúp cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ sản xuất elastin

Tập thể dục giúp cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ sản xuất elastin

Ngủ đủ giấc

Trong khi ngủ, cơ thể sẽ tự sản sinh ra collagen cũng như elastin, giúp phục hồi và tái tạo các tế bào da mới. Vì vậy, việc nghỉ ngơi đầy đủ là rất quan trọng để duy trì làn da trẻ trung.

Bạn nên ngủ khoảng 7 - 9 giờ mỗi ngày và duy trì giấc ngủ trong một môi trường thoải mái, yên tĩnh để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Việc ngủ đủ giấc là rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh, tràn đầy sức sống

Việc ngủ đủ giấc là rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh, tràn đầy sức sống

Giảm căng thẳng, lo âu

Căng thẳng và lo âu có thể ảnh hưởng xấu đến làn da. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất hormone cortisol, gây hại cho collagen và elastin.

Bạn nên thực hiện các hoạt động như yoga, thiền định, tập thể dục nhẹ nhàng, đọc sách, nghe nhạc hoặc tham gia vào các hoạt động mà bạn thích để thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng.

Ngoài ra, việc học cách quản lý thời gian và thiết lập cân bằng giữa công việc - cuộc sống cá nhân cũng rất cần thiết để giảm căng thẳng, lo âu.

Ngồi thiền giúp xoa dịu tinh thần tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất elastin

Ngồi thiền giúp xoa dịu tinh thần tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất elastin

4Cách chọn sản phẩm chăm sóc da để hỗ trợ sản xuất Elastin

Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hỗ trợ sản xuất elastin có thể giúp duy trì độ đàn hồi của da, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa và giúp làn da trở nên săn chắc. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn lựa chọn được sản phẩm hỗ trợ sản xuất elastin:[10]

Các sản phẩm chăm sóc da giúp hỗ trợ sản xuất elastin, tăng độ đàn hồi cho da

Các sản phẩm chăm sóc da giúp hỗ trợ sản xuất elastin, tăng độ đàn hồi cho da

5Các thành phần phổ biến cần tìm trong sản phẩm chăm sóc da

Khi tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da hỗ trợ tăng cường độ đàn hồi và săn chắc cho làn da, chắc chắn bạn không nên bỏ qua các hoạt chất sau:[10]

Retinol, vitamin C, axit hyaluronic, vitamin B3,... là các hoạt chất chăm sóc da phổ biến

Retinol, vitamin C, axit hyaluronic, vitamin B3,... là các hoạt chất chăm sóc da phổ biến

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn về vai trò của elastin và cách mà nó tác động đến làn da của chúng ta. Chúc bạn lựa chọn được những sản phẩm chăm sóc da phù hợp để có một làn da khỏe mạnh và luôn tươi trẻ rạng rỡ!

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/elastin-la-gi-a6957.html