Canh lá đắng Thanh Hoá là một món ăn nổi tiếng. Vị của lá đắng thường đắng chát, nhưng lưu lại vị ngọt sau khi ăn. Cũng bởi lẽ đó mà bất kỳ ai đã từng thưởng thức món ăn này thì sẽ rất khó quên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về món ăn đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé!
Lá đắng là loại lá cùng loại với nhân sâm, tuỳ vào mỗi địa phương mà loại lá này sẽ có tên khác nhau. Một số vùng miền tại Thanh Hoá còn gọi đây là lá cây chân chim, lá lằng, hay lá cây sâm nam.
Ngoài công dụng để chế biến thành món canh, loại lá này còn là vị thuốc có công dụng giúp giải nhiệt và kích thích tiêu hoá hiệu quả.
Cây lá đắng thường tự mọc ở vùng đồi núi, ven các khu rừng. Do đó bạn có thể dễ dàng tìm mua loại lá này ở nhiều khu chợ khác nhau. Lá đắng ngon là những lá còn tươi, không bị rời cành, không bị sâu hay dập nát.
Đúng như tên gọi của món ăn này, canh lá đắng thường đăng đắng, chát chát và ngọt hậu. Món ăn được kết hợp với một số nguyên liệu phổ biến như: thịt nạc, lòng lợn, lòng gà hay cá rô đồng,… Để canh thêm ngon hơn bạn có thể nấu cùng một bát tiết và thêm vài thìa mắm tôm.
Mới nghe hoặc nhìn thấy món ăn này thì chắc chắn sẽ có nhiều người cảm thấy món ăn sẽ khó ăn. Tuy nhiên, canh lá đắng Thanh Hoá lại cực cuốn hút bởi vị thơm ngon và nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.
Dưới đây là 2 cách nấu canh lá đắng chuẩn vị nhất mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho gia đình của mình.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Ướp các nguyên liệu
Cho tất cả các nguyên liệu đã chế biến biến trộn đều thêm gia vị vừa ăn, 4 thìa mẻ, 2 thìa dầu ăn và 2 thìa mắm tôm rồi trộn đều một lần nữa.
Bước 3: Nấu canh lá đắng lòng lợn
Xào các nguyên liệu để lòng săn lại. Sau đó đổ một lượng nước vừa ăn vào nồi. Tiếp tục đun cho đến khi nước trong nồi sôi lên. Cắt tiết lợn thành các miếng vuông và thả vào nồi. Nấu thêm một lúc cho tiết chín và nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bước 2: Ướp lòng gà
Cho các nguyên liệu đã sơ chế và trộn đều, thêm 1 thìa mẻ, 1 thìa tiêu bắc, 2 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 2 thìa bột ngọt. Ướp trong khoảng 10 phút để nguyên liệu ngấm đều gia vị.
Bước 3: Nấu canh lá đắng lòng gà
Cho sả và hành tím vào nồi phi thơm cùng 2 thìa dầu ăn. Sau đó cho lòng gà vào đảo đều, đợi lòng săn lại. Cho lá đắng thái sợi vào nồi và tiếp tục đảo cho đến khi lá xẹp xuống. Sau đó đổ thêm khoảng nửa lít nước vào nồi, đợi khi nước trong nói sôi. Bạn cho 1 thìa mẻ còn lại và nêm gia vị sao cho vừa ăn. Sau đó tắt bếp và múc ra bát thưởng thức.
Tuỳ vào sở thích của mỗi gia đình mà món canh lá đắng xứ Thanh sẽ được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Nếu bạn muốn thử món ăn này tại nhà có thể thử nấu để trải nghiệm món ăn có hương vị đặc biệt này nhé.
>>> Khám phá thêm một món ăn khác có vị đắng nhưng vô cùng lôi cuốn bởi dư vị đó là Măng đắng Thanh Hóa
Món canh đắng Thanh Hóa không chỉ có giá trị ẩm thực với vị đắng đặc trưng và hương vị hấp dẫn, mà còn có lợi ích dinh dưỡng và tác dụng thanh nhiệt. Ngoài ra, món ăn dân dã đặc sản của Thanh Hóa này còn đóng góp vào sự đa dạng và phong phú của ẩm thực Việt Nam.
Đăng lần đầu: June 15, 2023 @ 3:34 am
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/canh-la-dang-a7819.html