Mẹ bầu uống sữa đậu nành liên tục liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?

Mẹ bầu uống sữa đậu nành liên tục liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?
Mẹ bầu uống sữa dậu nành có ảnh hưởng tới sức khoẻ thai nhi?. Ảnh: Eatthis.com

Lợi ích dinh dưỡng của sữa đậu nành

Sữa đậu nành được làm từ đậu tương, nó có hàm lượng dinh dưỡng rất cao như chất xơ, chất đạm, canxi, vitamin A, B1, D, E.

Bên cạnh đó, sữa đậu nành có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú, tăng cường estrogen đối với phụ nữ, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh.

Ngoài ra, sữa đậu nành con giúp hỗ trợ hoạt động tim mạch, ngăn ngừa loãng xương.

Điều gì xảy ra khi mẹ bầu sử dụng sữa đậu nành liên tục?

Sữa đậu nành có hàm lượng glucozo cao, vì vậy nếu mẹ bầu sử dụng sữa đậu nành có nhiều đường liên tục thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng cân.

Một nghiên cứu năm 2014 của trường Đại học Y tế cộng đồng Havard (Mỹ) cho biết, nếu bạn uống quá nhiều sữa đậu nành (khoảng 3 ly/ngày) thì cơ thể sẽ bị giảm lượng hormone tự nhiên.

Tuy nhiên, khoa học cũng chưa chứng minh việc lạm dụng sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi.

Theo nghiên cứu của Daniel Doerge công bố năm 2001, không có dấu hiệu nào cho thấy estrogen trong đậu nành có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trên trang tin dinh dưỡng Academy of Nutrition and Dietetics, chuyên gia dinh dưỡng Thomas Badger đã nhận định, sữa và các sản phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ.

Mẹ bầu nên uống bao nhiêu ly sữa đậu nành mỗi ngày

Sữa đậu nành có chứa chất isoflavone - rất tốt cho làn da, và chống lão hoá. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Đại học Y khoa Tuft ở Massachusetts, Mỹ, mỗi người không nên dung nạp quá 100mg isoflavone/ngày.

Trong khi đó, Academy of Nutrition and Dietetics khuyến cáo, dung nạp 25g protein mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Vì vậy, mỗi ngày, mẹ bầu có thể sử dụng tối đa 500ml sữa đậu nành.

Lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

Bạn không nên uống sữa đậu nành cùng với thuốc, đặc biệt là kháng sinh.

Đối với sữa đậu này tự nấu tại nhà, bạn cần phải đun thật kỹ, không pha sữa đậu nành với đường nâu, đường đỏ.

Không uống sữa đậu nành khi đói.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/ba-bau-uong-sua-dau-nanh-3-thang-cuoi-a7985.html