Bột gạo chính là gợi ý được nhiều mẹ bỉm yêu thích khi được hỏi nên cho bé ăn dặm bột gì. Khi chế biến bột gạo ăn dặm cho con, mẹ cần chú ý đến thành phần để có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con.
Khi tự làm bột ăn dặm cho con tại nhà, bạn nên kết hợp cả gạo tẻ và gạo nếp để bột thêm ngon, mịn và dễ ăn hơn. Bạn cũng có thể sử dụng nước hầm xương để trộn bột. Ngoài ra, thành phần bột ăn dặm của bé còn có thể có thêm một vài loại rau củ được xay mịn rồi trộn cùng bột. Tuy nhiên, mẹ nhớ lựa chọn các loại rau ít mùi vị, dễ ăn để con có thể dễ dàng làm quen, thích nghi với việc ăn dặm mẹ nhé!
Nếu con đã quen với việc ăn dặm, khi làm bột gạo ăn dặm cho con, mẹ có thể bổ sung thêm thịt/cá/tôm/hải sản được xay nhuyễn để cung cấp thêm các dưỡng chất khác cho trẻ.
Cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu cho bé ăn dặm lần đầu tiên rất quan trọng. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện nhi đồng 1), thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu ăn dặm là từ 4 đến 6 tháng vì lý do như sau:
Trước 4 tháng: Dạ dày của bé không thể tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa.
Sau 6 tháng (đủ 180 ngày): Chúng ta bắt buộc phải cho bé ăn dặm vì sữa (sữa mẹ hay sữa công thức) không đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, việc tập ăn dặm còn giúp trẻ phát triển cơ hàm, lưỡi… giúp bé dễ tập nói. Đây cũng chính là bước khởi đầu để tập cho bé tự ăn sau này.
Như vậy, sau 4 - 6 tháng tùy vào mức độ tăng cân, khả năng ngồi vững, ngồi chủ động của trẻ, cha mẹ có thể quyết định thời điểm bắt đầu ăn dặm của trẻ. Cha mẹ nên lưu ý thêm rằng, đối với trẻ sinh non thì phải cộng bù các tháng non (tính đủ 37 tuần) cho trẻ.
Trước thời điểm bắt đầu hành trình ăn dặm, việc quan sát và chuẩn bị kiến thức sớm rất có ích trong việc hướng dẫn trẻ ăn dặm. Tùy vào khả năng, sở thích của trẻ và điều kiện của cha mẹ (nếu mẹ quá bận rộn), cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với trẻ.
Đây là cột mốc đầu tiên con tập ăn dặm. Lúc này, bạn nên chế biến bột theo tỉ lệ 1:10 (1 gạo và 10 nước). Hãy giã gạo thật nhuyễn trước khi nấu, dùng rây lọc bột để lấy phần bột mịn nhất, bỏ phần cặn bột đi cũng như xay lại một lần nữa trước khi cho con ăn bạn nhé!
Và một lưu ý khác cho bạn khi chọn bột ăn dặm cho con vào thời điểm này chính là nên chọn các loại bột có vị ngọt, không kết hợp với bất kỳ rau củ hay thịt, cá nào. Bột có vị càng giống với sữa mẹ càng tốt.
Ở độ tuổi này con đã cứng cáp hơn và cũng quen dần với việc ăn dặm. Vì thế, lúc này bạn có thể chọn các loại bột đặc hơn, pha theo tỉ lệ 1:7 (1 gạo và 7 nước). Tuy nhiên, bạn cũng không nên kết hợp với các loại thịt cá trong giai đoạn này mà chỉ cần kết hợp với các loại rau củ là được.
Đã đến lúc mẹ lựa chọn cho con các loại bột mặn để con dần quen vị với nhiều món ăn hơn. Lúc này, sự lựa chọn của bạn cũng gần như đơn giản hơn rất nhiều bởi con đã có thể ăn hầu hết tất cả các loại bột khác nhau. Nếu tự làm bột gạo tại nhà cho con, đừng quên bổ sung một ít món ăn mặn như thịt luộc xay nhuyễn hay cá hấp, xé tơi để bổ sung các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển của con trong giai đoạn này bạn nhé!
Cha mẹ hãy ghi nhớ kỹ cách tập ăn dặm cho trẻ. Điều này hết sức quan trọng. Vì nó quyết định đến sự thành công của toàn bộ hành trình ăn dặm của bé:
Tập ăn từ từ: Hãy cho trẻ ăn từ bột ngọt đến mặn, lỏng đến đặc, ít đến nhiều, từ 1 nhóm đến 4 nhóm thực phẩm. Bột ăn dặm cho trẻ từ 4 đến 6 tháng là bột ngọt.
Bột ngọt: Là bột mà thành phần đạm được cung cấp là đạm thực vật là sữa nên sẽ giúp bé dễ dàng thích nghi hơn. Ngược lại, bột mặn được chế biến từ đạm động vật, phù hợp với những trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên.
Về cơ bản, dù là bột ngọt hay bột mặn thì đều giống nhau về thành phần dinh dưỡng bao gồm: tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Công thức chung cho một chén bột của bé bắt đầu ăn dặm có thể tham khảo như sau
40g bột gạo
20g chất đạm (sữa, phomai, đậu phụ …) xay nhuyễn
20g rau xanh xay nhuyễn
10g (10ml) dầu ăn (dầu đậu nành, dầu mè, dầu olive)
Cách nấu: Các loại rau xanh hoặc bí đỏ bạn có thể luộc hoặc hấp chín rồi xay nhuyễn. Cho nước và bột gạo cùng rau xanh hoặc đạm vào khuấy đều đến khi chín. Cuối cùng khi vừa tắt bếp, bạn cho ít dầu ăn dặm vào chén bột cho bé.
Ngoài bột tự chế biến, cha mẹ có thể tham khảo các loại bột ăn dặm cho bé 4 - 6 tháng tuổi bán sẵn như: Bột ăn dặm cho bé Ridielac, Bột ăn dặm cho bé HiPP để chế biến cho bé ăn dặm. Nếu lựa chọn phương án này, cha mẹ hãy nhớ đọc kỹ thông tin dinh dưỡng và cách dùng của mỗi loại trước khi quyết định chế biến cho trẻ.
Trong thời kỳ này, cha mẹ tuyệt đối không thêm bất kỳ loại gia vị cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi vào bữa ăn của trẻ. Việc này vừa giúp trẻ thưởng thức trọn vẹn hương bị tự nhiên của món ăn, vừa không khiến cho trẻ nhận lượng muối dư thừa so với nhu cầu của trẻ, gây ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận.
Thực tế, có một số trẻ trải qua hành trình ăn dặm khá nhẹ nhàng, đơn giản. Nhưng cũng có một số trường hợp, cha mẹ sẽ khá vất vả khi gặp phải những tình huống như:
Trẻ không chịu ăn: Cha mẹ cần kiên nhẫn tập lại từ đầu, giúp bé làm quen từng chút một nếu trẻ tỏ ra từ chối bữa ăn.
Trẻ bị ói, tiêu không tốt nhưng vẫn chơi, bú, ngủ tốt: Cha mẹ có thể ngừng ăn 1 ngày sau đó tiếp tục tập lại. Không nên quá lo lắng vì một bữa ăn của trẻ. Điều này có thể gây áp lực cho cả cha mẹ và trẻ.
Nếu cha mẹ không lựa chọn ăn dặm kiểu truyền thống, thì hai kiểu ăn dặm BLW (ăn dặm bé chỉ huy) và ADKN (ăn dặm kiểu Nhật) này thường được các cha mẹ hiện đại lựa chọn.
Thực tế, thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng tuổi khá gần gũi với phương pháp ăn dặm truyền thống. Điểm khác biệt là các nguyên liệu được chế biến riêng biệt thay vì nấu chung với nhau. Cha mẹ cần áp dụng các nguyên tắc tương tự như cách tập ăn dặm kiểu truyền thống là có thể đồng hành cùng trẻ trên hành trình ăn dặm.
Trong ăn dặm kiểu BLW, chủ động có nghĩa là trẻ không cần mẹ đút mà trẻ sẽ tự lựa chọn, tự cầm, tự chủ và tự tìm hiểu thức ăn. Để thực hiện tốt ăn dặm kiểu chủ động, cha mẹ hãy lưu ý:
Bé phải ngồi tốt, ghế ngồi thoải mái. Đũa, thìa, chén, dĩa bàn phải sạch và vệ sinh cẩn thận.
Lúc bé ăn phải quan sát không phải để bé tự ăn, không nên để bé ăn một món quá lâu.
Cha mẹ nên học cách xử lý khi bé sặc nhất là giai đoạn bắt đầu ăn dặm.
Mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu điểm riêng. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, cha mẹ có thể linh hoạt việc chế biến, cách ăn, phương pháp ăn cho trẻ để tạo sự hứng thú với mỗi bữa ăn. Các bậc cha mẹ hãy cố gắng không tạo áp lực cho mình và trẻ. Hãy để mỗi bữa ăn đều là niềm vui cho cả gia đình.
>>> Xem thêm:
Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa
Bột ăn dặm cho bé 3 tháng
Dầu ô liu cho bé ăn dặm
Cách làm bánh flan cho bé ăn dặm
Phòng ngừa sởi dễ dàng như thế nào?
Tết trung thu ở Châu Âu
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/cach-nau-bot-an-dam-cho-tre-6-thang-a8327.html