Đơn vị:

Bản đồ Huyện Tân Thạnh, Long An| Quy hoạch sử dụng đất

1. Giới thiệu về huyện Tân Thạnh

Vị trí địa lý

Bản đồ huyện Tân Thạnh
Bản đồ huyện Tân Thạnh

Huyện Tân Thạnh nằm ở phía tây của tỉnh Long An, nằm cách thành phố Tân An khoảng 45 km về phía tây bắc theo quốc lộ 62, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Thạnh Hóa và huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
  • Phía tây giáp huyện Tân Hưng và huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
  • Phía nam giáp huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy thuộc tỉnh Tiền Giang
  • Phía bắc giáp thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa.

Theo thống kê năm 2019, huyện Tân Thạnh Long An có diện tích 422,85 km², dân số là 77.537 người, mật độ dân số đạt 183 người/km².

Đây là huyện duy nhất trong số 6 huyện, thị thuộc vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An không giáp biên giới Campuchia.

huyện có diện tích trồng tràm lớn nhất tỉnh. Tân Thạnh nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Tân Thạnh thuộc tiểu vùng 3 (gồm Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh).

Kinh tế

Tân Thạnh là huyện nghèo, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, cây trồng chủ lực là cây lúa và tràm. Tuy nhiên, đất đai của huyện có chất lượng thấp (đất phèn nhiều độc tố) lại phân bố trên các địa hình thấp trũng, bi chia cắt mạnh bởi kênh rạch; nên quá trình sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn như: đầu tư cải tạo đất tốn kém, năng suất cây trồng thấp, giá thành cao, sản phẩm có sức cạnh tranh kém trên thị trường. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ chưa phát triển, chưa hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển

Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là giao thông đường bộ, công trình kiểm soát lũ và cơ sở vật chất phục vụ dân sinh (trường học, y tế, chợ,…) còn thiếu nghiêm trọng, thiếu thông tin thị trường…..là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế của huyện.

Tân Thạnh nằm ở vùng sâu của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội của Tân Thạnh gắn liền với quá trình khai thác đất hoang hóa, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Tháp Mười. Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Tân Thạnh thuộc tiểu vùng 3 (gồm Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh). Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu là Nông - lâm nghiệp, mà hàng đầu là sản xuất lúa hàng hóa.

2. Bản đồ hành chính Huyện Tân Thạnh

Huyện Tân Thạnh được chia thành 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Thạnh và 12 xã: Bắc Hòa, Hậu Thạnh Đông, Hậu Thạnh Tây, Kiến Bình, Nhơn Hòa, Nhơn Hòa Lập, Nhơn Ninh, Tân Bình, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Ninh, Tân Thành.

Bản đồ hành chính huyện Tân Thạnh

3. Bản đồ giao thông Huyện Tân Thạnh

Tân Thạnh có quốc lộ 62, quốc lộ N2 chạy qua - là các trục giao thông vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa với thành phố Tân An và TP Hồ Chí Minh.

Bản đồ giao thông huyện Tân ThạnhBản đồ giao thông huyện Tân Thạnh

4. Bản đồ vệ tinh Huyện Tân Thạnh

Bản đồ vệ tinh huyện Tân Thạnh

5. Bản đồ quy hoạch Huyện Tân Thạnh

Check bản đồ quy hoạch huyện Tân Thạnh

Bản đồ quy hoạch huyện Tân ThànhBản đồ quy hoạch huyện Tân Thạnh