Dụng cụ thí nghiệm hóa học là những vật dụng, thiết bị không thể thiếu trong mỗi một phòng thí nghiệm, từ trường học tới các trung tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được tối đa công dụng của chúng, chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ về tính năng, cấu tạo, cách bảo quản, sử dụng chúng. Cùng Hóa chất Việt Quang tìm hiểu chi tiết về dụng cụ thí nghiệm hóa học trong bài viết này nhé.
Dụng cụ thí nghiệm hóa học là gì?
Dụng cụ thí nghiệm hóa học được hiểu là tất cả các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho các hoạt động trong phòng thí nghiệm
Được sử dụng để tổng hợp và phân tích các yếu tố cần nghiên cứu. Các dụng cụ thí nghiệm hóa học bao gồm: ống nghiệm, cốc thủy tinh, đèn cốc, bình cầu, ống hút, các loại ống đong, máy đo pH tủ sấy, cân, nhiệt kế,...
Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm hoá học
Tầm quan trọng của dụng cụ thí nghiệm hóa học
Dụng cụ thí nghiệm hóa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi phòng thí nghiệm. Nó đảm bảo tính an toàn cho người làm thí nghiệm, hỗ trợ thí nghiệm để mang lại sự chính xác cao cho mỗi một kết quả thí nghiệm
Đặc điểm của dụng cụ thủy tinh phòng thí nghiệm
Cốc đốt thủy tinh
Đây là dụng cụ phổ biến có mặt phổ biến trong các phòng thí nghiệm của trường học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứu. Cốc đốt thủy tinh được tạo nên từ nhiều loại thủy tinh khác nhau. Được sử dụng để đựng dung dịch, nung nóng hóa chất, pha chế chất lỏng
Cốc thuỷ tinh có vạch chia
Cốc đốt thủy tinh có thể dễ dàng nhận ra bởi nó được thiết kế có mỏ hướng ra ngoài, việc này giúp thao tác đổ dung dịch được dễ dàng hơn, thân cốc đốt được chia vạch giúp người sử dụng dễ dàng xác định được dung tích trong cốc để cân đối được liều lượng sử dụng
Cốc thủy tinh có nhiều thể tích từ nhỏ đến lớn: 50ml, 100ml,.. Tuy nhiên, do vành miệng cốc rộng và cỏ mỏ rót nên cốc đốt thủy tinh thường không có nút/nắp đậy
Sau khi sử dụng cần rửa sạch và vệ sinh sạch sẽ cốc, lau khô và bảo quản ở nơi khô ráo để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Ống thủy tinh
Ống thủy tinh thường được sử dụng để chứa đựng dung dịch với dung tích nhỏ hoặc các mẫu hóa chất thí nghiệm. Đây là dụng cụ thí nghiệm được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau: nuôi cấy vi sinh, so sánh kết quả giữa các phản ứng hóa học, thử các tính chất của mẫu vật trong phòng thí nghiệm hoặc quy trình kiểm tra chất lượng
Chúng được đậy bằng nút bông không thấm nước, silicon, inox, nắp nhôm,...
Ống thuỷ tinh
Phễu thí nghiệm
Nó khá tương tự giống phễu thông thường, được cấu tạo gồm 2 phần: ống phễu, miệng phễu. Đây là dụng cụ được thiết kế đặc biệt dành cho phòng thí nghiệm, với vật liệu là nhựa, sứ, thủy tinh. Ngoài ra, kích thước của ống phễu có thể dài hoặc ngắn tùy theo mục đích sử dụng
Một phễu thủy tinh sẽ có nhiều phụ kiện đi kèm như: giá để phễu, giấy lọc xếp sẵn, nút cao su. Nút cao su thường được khoan lỗ gắn trực tiếp vào ống phễu, dùng để đậy bình chứa dung dịch đã được lọc. Giấy lọc được dùng để đặt vào trong lòng phễu, trên lỗ lọc được sử dụng để lọc tạp chất trong dung dịch.
Phễu thí nghiệm
Bình cầu
Bình cầu là dụng cụ thí nghiệm hóa học được biết đến là bình thủy tinh chuyên sử dụng để đun hóa chất. Thông thường sản phẩm có 3 dạng: đáy tròn, đáy bằng, cổ dài. Nó được sử dụng để đựng hóa chất dạng lỏng dùng để lắc hoặc đun hóa chất.
Bình cầu đi kèm với nút đậy, nút đậy bằng cao su, thủy tinh (đối với bình cổ nhám), silicone (đối với bình cầu cổ trơn)
Bình cầu thí nghiệm
Phụ kiện của bình cầu rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng để hỗ trợ người sử dụng như: kẹp bình cầu, co nối, bếp đun bình cầu. Trong đó, co nối là dụng cụ nhằm hỗ trợ, dùng để gắn vào cổ bình cầu, tách nhánh sản phẩm và nối thêm những dụng cụ thí nghiệm khác
Giá treo dụng cụ
Được sử dụng để treo dụng cụ trong phòng thí nghiệm, giá làm bằng inox có nhiều câu phơi để treo phơi tiện dụng
Giá treo dụng cụ trong phòng thí nghiệm
Đèn cồn
Đèn cồn được sử dụng để đốt nóng, thực hiện những phản ứng liên quan đến nhiệt độ trong các thí nghiệm hóa học. Người ta thường sử dụng đèn cồn để phục vụ cho quá trình thí nghiệm bởi loại đèn này vô cùng an toàn và tiện lợi, sử dụng cồn thay xăng hoặc dầu bởi mùi của nó khó chịu và không an toàn
Đèn cồn trong phòng thí nghiệm
Nhiệt kế
Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ của môi trường, chất lỏng, chất rắn. Các chất sử dụng trong bầu nhiệt kế bao gồm: pentan (C5H12), rượu, rượu etylic (C2H5OH), benzen toluen (C6H5CH3), thủy ngân,..Được hoạt động theo nguyên lý lạnh co vào, nóng mở ra.
Nhiệt kế được chia ra làm 3 loại chính: nhiệt kế điện tử, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân sử dụng thủy ngân làm chất đo nhiệt độ, nó phù hợp để do các dung dịch có nhiệt độ cao, mang lại độ chính xác cao
Các loại nhiệt kế được sử dụng trong phòng thí nghiệm
Nhiệt kế điện tử: mỗi một kết quả mang về sẽ cho ra tần số, bước sóng khác nhau, nhiệt độ hiển thị thông số trên màn hình điện tử. Nó có ưu điểm là thang đo rộng, mang lại kết quả nhanh hơn so với nhiệt kế thông thường. Ngoài ra, nó còn có nhiều chức năng như: thay đổi thông số nhiệt độ C hoặc độ F, có thể ghi nhớ số đo cuối, hiển thị được nhiệt độ MIN, MAX,....
Nhiệt kế rượu: đây là nhiệt kế sử dụng rượu làm chất dẫn nhiệt, an toàn, không bị nhiễm độc hay gây hại cho người sử dụng bởi đặc điểm an toàn của rượu. Nhiệt kế rượu được dụng với nhiều mục đích như: đo nhiệt độ dung dịch với thang đo đa dạng, đo nhiệt độ phòng,...vô cùng dễ dàng sử dụng
Ống ly tâm
Được sử dụng dùng cho máy ly tâm, chứa các dung dịch ly tâm, được sử dụng trong phòng thí nghiệm, có thể làm bằng nhựa hoặc thủy tinh. Các ống ly tâm giống như một ống nghiệm thu nhỏ với các đầu nhọn, thường có hình trụ. Thiết kế của ống ly tâm còn tùy thuộc vào lọai chất như: chất không tan, chất rắn (phân tử sinh học) có trong mẫu hóa học.
Cấu tạo của ống ly tâm
Các ống ly tâm được được đặt trong máy ly tâm và chuyển động quay với vận tốc cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi hết thời gian đó, tháo ống, đổ phần chất lỏng nổi phía trên vào một thùng chứa, để lại chất kết tủa, chất rắn để dùng cho mục đích sử dụng khác nhau
Chén nung thủy tinh
Được sử dụng dùng trong lò nung để nung mẫu xác định độ tro (ash), đựng hóa chất và các vật liệu cần nung. Chén nung thủy tinh có nhiều kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Chén nung thuỷ tinh
Đũa thủy tinh
Đũa thủy tinh là dụng cụ thí nghiệm hóa học khá quen thuộc trong phòng thí nghiệm, được sử dụng để khuấy dung dịch với khả năng kháng axit, có khả năng chống ăn mòn, kháng kiềm hiệu quả. Có thể tái sử dụng lại, chống chịu nhiệt cao lên tới 1200 độC
Bình tam giác
Bình tam giác còn được gọi là bình nón, đây là dụng cụ thí nghiệm vô cùng phổ biến trong phòng thí nghiệm. Thiết kế độc đáo: cổ hẹp và rộng dần xuống phần đáy, chính nhờ đó sẽ giúp cho việc pha hóa chất trở nên dễ dàng hơn. Dụng cụ này có 2 loại chính: bình tam giác cổ hẹp và bình tam giác cổ rộng
Bình tam giác cấu tạo với vòng miệng kín nên có thể sử dụng nút đậy, nút đậy có thể làm từ nhiều chất liệu như: cao su, nút đậy thủy tinh (đối với bình cổ nhám), silicone (đối với bình cổ trơn)
Bình tam giác trong phòng thí nghiệm
Ngoài ra, sản phẩm có thể gắn cố định vào giá đỡ để đun nóng dung dịch. Bình tam giác cũng giống cốc đốt, đều được chia vạch dung tích, tuy nhiên vạch chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối nên không được sử dụng nhiều trong việc đo lường, xác định dung tích một cách chính xác
Bình định mức
Bình định mức dùng để xác định, định lượng mẫu khi pha hóa chất với lượng xác định, bình có nhiều dạng như: 10ml, 25ml, 50ml,100ml, 250ml, 500ml, 1000ml. Khi cần sử dụng, cần cân đối định mức sát với dung tích để tránh gây lãng phí cũng như những khó khăn không đáng có trong khi thực hiện thí nghiệm
Bình định mức
Giá đựng ống nghiệm
Giá đựng ống nghiệm vô cùng đa dạng chủng loại như: 16 vị trí, 32 vị trí, 48 vị trí dùng để treo phơi ống nghiệm chờ ống nghiệm khô
Giá đựng ống nghiệm
Đĩa petri
Được sử dụng để nuôi cấy, phân lập các chủng vi sinh vật hoặc làm các test chuẩn đoán, các thử nghiệm tính cạnh tranh giữa các chủng vi sinh,.. qua đó ta có thể quan sát được hình thái, tính chất của quần thể vi sinh vật
Đĩa petri
Pipet
Được sử dụng để đong, hút dung dịch để có độ chính xác cao hơn. Có rất nhiều loại pipet khác nhau, tuy nhiên chúng đều có chia vạch thông thường, được thiết kế phù hợp với từng mục đích nghiên cứu.
Pipet
Quả bóp cao su
Đây là dụng cụ thí nghiệm hóa học quen thuộc trong mỗi phòng thí nghiệm quen thuộc, cắm đầu hút của quả bóp cao su vào miệng pipet hút hóa chất, chỉ cần bóp lại và thả ra là có thể hút hóa chất như mong muốn
Quả bóp cao su
>> Xem thêm trọn bộ sản phẩm: TẠI ĐÂY
Phân loại dụng cụ thí nghiệm hóa học
Tùy vào mục đích sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa học được chia thành nhiều dạng: phân loại theo chất liệu, phân loại theo ứng dụng:
Phân loại theo chất liệu: dụng cụ bằng nhựa, dụng cụ bằng thủy tinh
Dụng cụ hóa học bằng thủy tinh: đây là chất liệu có ưu điểm kháng hóa chất chịu nhiệt, tuy nhiên nhược điểm của nó là dễ bị vỡ khi bị đánh rơi
Dụng cụ hóa học bằng nhựa: đây là chất liệu có ưu điểm là nhẹ, không dễ bị vỡ, tuy nhiên nó lại không chịu được nhiệt độ cao và cũng không đựng được hóa chất có tính ăn mòn
Các loại dụng cụ thí nghiệm
Sử dụng dụng cụ thí nghiệm hóa học cần lưu ý những gì?
Hầu hết, các loại dụng cụ thí nghiệm hóa học được sử dụng trong phòng thí nghiệm cần được phải rửa sạch, sấy khô, khử trùng trước và sau khi sử dụng để giữ được độ bền cũng như đảm bảo chất lượng của dụng cụ trong quá trình thực hiện thí nghiệm
Các hóa chất dễ cháy phải để riêng một ngăn, tránh gần nguồn cháy như bếp, đèn khí, ổ điện. Các hóa chất gây độc cần phải có ngăn tủ riêng có khóa
Các dụng cụ bằng thủy tinh cần phải được rửa sạch sau khi làm thí nghiệm, sấy khô, úp ngược trong các giá thích hợp rồi đặt trên giá thí nghiệm hoặc ngăn tủ
Dụng cụ thí nghiệm hoá học
Các dụng cụ thí nghiệm hóa học bằng kim loại cần phải để ở nơi khô ráo, không để chung với các hóa chất khác để tránh han gỉ
Các dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh được sếp ở ngăn thấp nhất trên giá vì chúng khá dễ vỡ và tránh bị đổ hóa chất vào người, tránh các tai nạn không đánh có
Không được cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh hoặc ở nhiệt độ thường rất dễ gây vỡ dụng cụ
Nếu bị đứt tay bằng thủy tinh, để máu chảy vài giây để chất bẩn ra hết rồi dùng cồn 90 rửa sạch và tiến hành băng bó.
Các bước rửa dụng cụ phòng thí nghiệm hóa học
Cần xử lý các dụng cụ mới mua trước khi sử dụng: có thể sử dụng dung dịch H2So4 loãng hoặc xà phòng, loại bỏ những cặn bẩn có thể bám trên thành của công cụ
Còn tùy thuộc vào chất liệu, cấu tạo của sản phẩm sẽ có cách vệ sinh khác nhau như sử dụng: bông tẩm cồn, chổi cọ rửa, dùng dung dịch hóa chất,..
Sau khi rửa, cần úp ngược dụng cụ để ráo nước, làm khô hoặc đem sấy ở nhiệt độ từ 6000C - 10000C
Cách rửa dụng cụ thí nghiệm hoá học
Khử trùng dụng cụ phòng thí nghiệm có mấy cách?
Có nhiều cách để khử trùng dụng cụ phòng thí nghiệm hóa học, ngoài những cách thủ công, chúng ta có thể sử dụng tủ sấy và nồi hấp để khử trùng các loại dụng cụ phòng thí nghiệm như:
Khử trùng bằng nồi hấp: Chúng ta nên khử trùng các dụng cụ phòng thí nghiệm tại 120 - 1250C trong vòng 30 phút. Sau khi khử trùng nên sấy thật khô dụng cụ
Khử trùng bằng tủ sấy: Sắp xếp các loại dụng cụ cần khử trùng đã bao gói kín để vào tủ sấy, không sắp xếp quá chặt, duy trì nhiệt độ tủ sấy từ 160 - 1800C trong 1h. Chờ đến khi nhiệt độ trong tủ sấy bằng nhiệt độ phòng, rồi lấy dụng cụ ra ngoài
Máy khử trùng dụng cụ thí nghiệm
Hóa chất Việt Quang - địa chỉ cung cấp dụng cụ thí nghiệm hóa học chất lượng
Hóa Chất Việt Quang là một trong những đơn vị cung cấp hóa chất thí nghiệm hàng đầu được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm của chúng tôi cung cấp là các sản phẩm chính hãng được kiểm nghiệm trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm của bạn. Cùng với đó khi đến Hóa chất Việt Quang bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp bởi đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng tư vấn, có chuyên môn cao.
Việt Quang mong muốn rằng sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, trải nghiệm dịch vụ hài lòng và đồng thời đóng góp cho sự phát triển bền vững - vững mạnh của đất nước Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp hóa chất.
Để được Hóa Chất Việt Quang tư vấn thêm về Dụng cụ thí nghiệm hóa học bạn hãy liên hệ ngay tới hotline 0967 588 971 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất!
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết một số dụng cụ thí nghiệm hóa học cơ bản cần có trong mỗi một phòng thí nghiệm rồi đúng không. Hy vọng, thông qua bài viết này bạn sẽ nắm được những công dụng cơ bản, một số các lưu ý khi sử dụng cũng như bảo quản các dụng cụ thí nghiệm để đảm bảo sự an toàn cũng như hiệu quả trong quá trình thực hiện thí nghiệm cũng như quá trình nghiên cứu