Đơn vị:

Huyện Thạnh Hóa: Thông tin cập nhật mới nhất cần biết

Huyện Thạnh Hóa nằm ở đâu? Có vị trí địa lý và tài nguyên đất đai như thế nào? Lịch sử hình thành và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.

Huyện Thạnh Hóa ngày nay
Huyện Thạnh Hóa ngày nay

Vị trí địa lý huyện Thạnh hóa

Huyện Thạnh Hóa nằm ở phía tây bắc của tỉnh Long An, nằm cách thành phố Tân An khoảng 30 km về phía tây bắc theo Quốc lộ 62, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Thủ Thừa
  • Phía tây giáp huyện Mộc Hóa và huyện Tân Thạnh
  • Phía nam giáp huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
  • Phía bắc giáp huyện Đức Huệ và huyện Xam Rong, tỉnh Svay Rieng của Campuchia với đường biên giới dài khoảng 9,5 km.

Huyện có diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 46.826 ha. Dân số là 53.597 người (01/04/2009). Dân tộc: Kinh, Mường, Hoa, Khơme, Thái, Tày, Nùng, Sán Chay, Chăm.

Đất đai

Có 4 nhóm đất chính là đất phù sa, đất phèn, đất xám và đất xáo trộn. Trong đó:

  • Đất phèn chiếm diện tích khá lớn khoảng 34.063ha, tương đương với 72,7% diện tích đất tự nhiên của huyện.
  • Đất phù sa chỉ chiếm khoảng 4.566ha, tương đương với 9,8%.
Nguồn lực đất đai ở Thạnh Hóa còn khá hạn chế
Nguồn lực đất đai ở Thạnh Hóa còn khá hạn chế

Năm 2002, toàn huyện có khoảng 14.075ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ là 32%. Rừng chủ yếu là rừng tràm và rừng hỗn tạp. Hệ động thực vật trong rừng cũng đang phục hồi nhanh chóng.

Thông tin hành chính huyện Thạnh Hóa

Huyện Thạnh Hóa có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thạnh Hóa (huyện lỵ) và 10 xã: Tân Đông, Tân Hiệp, Tân Tây, Thạnh An, Thạnh Phú, Thạnh Phước, Thuận Bình, Thuận Nghĩa Hòa, Thủy Đông, Thủy Tây.

Trường tiểu học Thị trấn Thạnh Hóa
Trường tiểu học Thị trấn Thạnh Hóa

Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Thạnh Hóa

Từ những ngày đầu khai phá đến đầu thế kỷ XVIII nơi đây chưa có tên gọi.

Từ thế kỷ XVIII trở đi người ta gọi nơi đây là Đồng Tháp Mười, đó là một vùng đất trũng, hoang vu thưa thớt bóng người, khắp nơi là rừng rậm đầm lầy và những rừng tràm bạt ngàn, xứ sở của các loài muôn thú; chim, cá, rắn, rùa…

Toàn cảnh vùng này bắt đầu biến đổi, nhiều nông dân nghèo từ miền trung rời bỏ quê hương lưu tán đến vùng đất Đồng Nai, Sài Gòn—Gia Định, lần lần đi sâu xuống Bến Lức—Tân An và từng bước tiến sâu về Đồng Tháp Mười theo hướng Tây—Bắc dọc theo sông Vàm Cỏ Tây.

Huyện Thạnh Hóa ngày nay
Huyện Thạnh Hóa ngày nay

Sau năm 1989 đổi tên thành huyện Thạnh Hóa

Ngày 26 tháng 6 năm 1989, Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 74/HĐBT về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, thị trấn và huyện thuộc tỉnh Long An. Trong đó đã quy định việc thành lập huyện Thạnh Hoá.

Tách thị trấn Thạnh Hoá và các xã Tân Đông, Tân Tây, Thủy Đông, Thủy Tây, Thuận Nghĩa Hoà, Thuận Bình của huyện Tân Thạnh; các xã Thạnh Phước, Tân Hiệp và Thạnh Phú của huyện Mộc Hoá để thành lập huyện Thạnh Hoá.

Thị trấn Thạnh Hóa hồi xưa
Thị trấn Thạnh Hóa hồi xưa

Sau khi phân vạch lại địa giới hành chính, huyện Thạnh Hoá bao gồm thị trấn Thạnh Hoá và 9 xã: Thuận Nghĩa Hoà, Thuận Bình, Thủy Đông, Thủy Tây, Tân Đông, Tân Tây, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Thạnh Phú gồm 43.807,75 hécta diện tích tự nhiên và 30.919 nhân khẩu.

Ngày 5 tháng 9 năm 1989, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã tổ chức công bố quyết định và đưa hệ thống chính trị lâm thời của huyện chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 15 tháng 5 năm 2003, thành lập xã Thạnh An trên cơ sở 6.489 ha diện tích tự nhiên và 3.650 nhân khẩu của xã Thủy Tây.

Từ đó, huyện Thạnh Hóa có 1 thị trấn và 10 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Tình hình kinh tế - xã hội huyện Thạnh Hóa

Nông nghiệp: chủ yếu là trồng luá nước, trồng khoai mỡ (khoai tím), cây đay,…

Cơ sở hạ tầng còn rất thiếu và không đồng bộ, đã gây trở ngại không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế—xã hội của huyện. Trong phân vùng địa lý kinh tế của tỉnh Long An, Thạnh Hóa thuộc tiểu vùng IV (gồm Thạnh Hóa, Bắc Thủ Thừa, và một phần huyện Tân Thạnh).

Với nhiệm vụ chủ yếu là phát triển nông—lâm—ngư nghiệp, cụ thể là: ổn định sản xuất 2 vụ lúa (ĐX-HT), luân canh lúa—đay, lâm nghiệp (phát triển tràm cừ) và nuôi thủy sản nước ngọt.

Mùa nước lũ ở Huyện Thạnh Hóa
Mùa nước lũ ở Huyện Thạnh Hóa

Đặc biệt, hoạt động chăn nuôi ở Thạnh Hoá những năm gần đây đang phát triển theo hướng đa dạng, ứng dụng có hiệu quả mô hình VAC. Từ chỗ bà con chỉ nuôi các con truyền thống như heo, gà, vịt, nay đã mở rộng sang nuôi các loại gia súc như bò, dê, một số hộ còn mạnh dạn đầu tư nuôi các con đặc sản như baba, trăn, thỏ, góp phần nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ.

Nuôi trồng thủy sản cũng có tăng tốc, từ việc phụ thuộc vào khai thác nguồn lợi thiên nhiên, bà con đã đầu tư làm nhiều ao đầm với tổng diện tích hàng trăm hecta để nuôi các loại cá nước ngọt. Tràm đang trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế lâm nghiệp với tổng diện tích khoảng 16.000ha.

Cụm công nghiệp ở Thạnh Hóa

Huyện cũng đã được Chính phủ phê duyệt 2 cụm công nghiệp ở Thuận Nghĩa Hoà và Tân Đông với tổng diện tích 450 ha, ngoài ra còn có 2 cụm tiểu thủ công nghiệp ở Thủy Đông và Thị trấn Thạnh Hóa với tổng diện tích 120 ha.

Hiện tại Thạnh Hóa đã tiếp nhận một số dự án đầu tư của Nhà máy Thực phẩm quốc tế Chiameei, Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Đầu tư hạ tầng Nam Long…

Chợ nông sản Thạnh Hóa
Chợ nông sản Thạnh Hóa

Là một huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười, kinh tế chủ yếu của Thạnh Hoá vẫn là nông nghiệp với cây lúa là cây trồng chính.

Ngoài ra huyện còn có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp và ngư nghiệp chủ yếu là trồng tràm cừ và nuôi thủy sản nước ngọt.

Nét văn hóa ở Thạnh Hóa

Bao gồm lễ hội dân gian cổ truyền và lịch sử truyền thống:

Lễ hội dân gian cổ truyền ở Thạnh Hóa

Lễ hội dân gian cổ truyền gồm lễ cúng đình, cúng miếu,… được hình thành từ xa xưa và truyền lại trong các cộng đồng nông thôn ngày nay. Hiện nay trên địa bàn huyện có 4 đình làng do Ban quản trị đình cai quản và tổ chức lễ cầu an hàng năm gồm:

Đình trung Thạnh Phước, tổ chức lễ cầu an ngày 11-12/03 (Âm lịch).

Đình liên xã Thuận Nghĩa Hoà, tổ chức lễ cầu an ngày 22-23/03 (Âm lịch).

Đình liên xã Thị trấn, tổ chức lễ cầu an ngày 11-12/03 (Âm lịch).

Đình Tân Đông, tổ chức lễ cầu an hàng năm vào 2 ngày 16/01 và 16/07 (Âm lịch).

Các đình làng được xây dựng trong thế kỷ XIX, trong chiến tranh bị tàn phá nặng nề, sau ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng được nhân dân khôi phục thờ cúng và tổ chức lễ hội hàng năm. Biểu tượng thờ cúng: Các vị thần linh, các vị anh hùng vong thân, những người có công với nhân dân đất nước.

Nghi thức thờ cúng: Trống mõ, nhang đèn, nhạc lễ, xôi thịt, hoa quả, nhân dân đi lễ đình làng khấn nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cơm no áo ấm…

Lễ hội lịch sử truyền thống

Trong 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thạnh Hoá được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu”Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”cho 02 tập thể, 02 cá nhân, phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng” cho 40 bà mẹ, công nhận 1980 hộ gia đình có công với đất nước, trong đó có 766 liệt sĩ, 238 thương—bệnh binh.

Bệnh viện đa khoa Thạnh Hóa
Bệnh viện đa khoa Thạnh Hóa

Sau 30/04/1975 để tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến Đảng, Nhà nước và nhân dân huyện đã xây dựng 01 bia truyền thống tại xã Thạnh Phước, 02 nhà bia ghi tên liệt sĩ tại xã Thuận Nghĩa Hoà và xã Thủy Đông.

Hàng năm vào ngày 27/7 (Ngày Thương binh—Liệt sĩ) Đảng, chính quyền và nhân dân các xã-thị tổ chức lễ tưởng niệm với sự tham gia của đại diện huyện uỷ, ủy ban nhân dân và các ngành đoàn thể huyện. Ngày 7/3/2009 UBND huyện tổ chức lễ động thổ, khởi công xây dựng công trình nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ của huyện [2][liên kết hỏng].

Những tôn giáo chính ở Thạnh Hóa

Có 3 tôn giáo chính gồm: Phật giáo, Cao đài, Công giáo và một nhóm ít người theo đạo Tin lành:

Phật giáo

Có 3 chùa đều toạ lạc trên địa bàn thị trấn Thạnh Hoá: chùa phổ Hương,… các chùa đều có trụ trì, tăng ni, phật tử với 1.112 tín đồ sinh sống khắp các xã, thị trên địa bàn.

Chùa Phổ Hương - Huyện Thạnh Hóa
Chùa Phổ Hương - Huyện Thạnh Hóa

Giáo lý cơ bản: Bộ giáo lý gồm 3 tạng kinh: Kinh—Luật—Luận với hàng vạn quyển sách.

Nghi thức cơ bản: Gồm y áo, mõ, chuông, nhang đèn, hoa quả, dâng hương, tụng niệm,… Nghi thức đạo phật là hình thức góp phần tăng thêm tính thiêng liêng cho Phật giáo.

Những ngày lễ trọng: Có 3 ngày lễ chính như sau:

Mùng 8/1: lễ cầu an đầu năm

Mùng 8/4: lễ Phật đản

Ngày 14,15/7: lễ Vu lan báo hiếu.

Ngoài ra còn có các ngày lễ: 15/1 lễ Thượng ngươn, 15/7 lễ Trung ngươn, 15/10 lễ Hạ ngươn và các ngày tưởng niệm Đức Quan Thế Âm, Đức Địa tạng vương, Đức Thích ca thành đạo,…

Đạo Cao Đài

Có 3 hệ phái chính gồm: Cao đài Tây Ninh, Cao đài Tiên Thiên, Cao đài Ban Chỉnh đạo với 1.892 tín đồ sinh sống hầu hết các xã, thị trong huyện.

Cao đài Tây Ninh: 1.032 tín đồ, Thánh thất tại thị trấn Thạnh Hóa, Thạnh Phú

Cao đài Tiên thiên: 687 tín đồ, Thánh tịnh tại Thủy Tây

Cao đài Ban chỉnh đạo: 173 tín đồ, Thánh thất tại Thạnh Phú.

Giáo lý cơ bản: Giáo lý dung hợp các giá trị của Tam giáo quy nguyên (Thích - Lão - Nho), có bổ sung phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra còn có các ngày lễ: 15/1 lễ Thượng ngươn, 15/7 lễ Trung ngươn, 15/10 lễ Hạ ngươn/Hoằng khai Đại Đạo, 15/8 lễ Hội Yến Diêu Trì Cung và các ngày tưởng niệm Đức Quan Thế Âm, Lão Tử, Khổng Tử, Phật Thích Ca,…

Đạo Công Giáo

Hiện có 3 giáo xứ với 1.915 tín đồ sinh sống tập trung ở các địa phương có cơ sở thờ tự.

Giáo xứ Sông Xoài: 652 tín đồ, toạ lạc tại Thuận Nghĩa Hoà

Giáo xứ Nước Trong: 669 tín đồ, toạ lạc tại Thủy Đông

Giáo xứ Tân Đông: 561 tín đồ, toạ lạc tại Tân Đông.

Giáo lý cơ bản: Thể hiện trong kinh thánh, kinh thánh có giá trị đặc biệt thiêng liêng đối với tín đồ công giáo, Không biết kinh thánh là không biết Chúa Kitô.

Giáo xứ Nước Trong
Giáo xứ Nước Trong

Những ngày lễ trọng: Có 4 lễ chính như sau:

Lễ Chúa Giáng sinh 25/12

Lễ đức Chúa lên trời (Sau lễ phục sinh 40 ngày)

Lễ Đức Mẹ lên trời 15/8

Lễ các Thánh 01/11.

Ngoài ra còn có các ngày lễ khác như: Chủ nhật quanh năm, lễ Phục sinh, lễ Chúa Thánh thần,…

Hội tin lành

Không có cơ sở thờ tự, có 92 tín đồ sinh sống rải rác ở các xã Tân Hiệp, Tân Đông, Thủy Đông. Các tín đồ đạo tin lành tu tại gia, tổ chức cầu nguyện vào thứ tư hàng tuần.

Hội tin lành Thạnh Hóa

Đa số các tín đồ tôn giáo ở Thạnh Hóa là nông dân lao động gắn bó với đồng ruộng quê hương, có tinh thần dân tộc, gắn bó với độc lập tổ quốc. Các tín đồ tôn giáo có nhiều đóng góp xứng đáng cho đất nước.

Nhân vật anh hùng nổi tiếng

Nhân dân Thạnh Hoá có tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng.[cần dẫn nguồn]

  • Nguyễn Văn Khánh (tức Nguyễn Văn Be): sinh năm 1940 quê quán xã Thạnh Phước.
  • Võ Văn Thành: sinh 1950 quê quán xã Thạnh Phú.

Địa danh anh hùng cách mạng nổi tiếng

Thạnh Hoá có 2 xã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Quân dân xã Đông Thuận (ngày nay là xã Thủy Đông và Thuận Nghĩa Hoà)

Trong 21 năm đánh Mỹ quân, dân Đông Thuận đã đánh địch hơn 500 trận lớn nhỏ, nhân dân ở đây “binh vận” làm tan rã tại chỗ 2 tiểu đoàn địch (khoảng 500 lính và sĩ quan cấp thấp), bắn cháy 03 tàu sắt, 01 tàu cây, bắn rớt 04 máy bay lên thẳng 01 máy bay phản lực F105, diệt và làm bị thương gần 4.000 tên địch, trong đó có 25 lính viễn chinh Mỹ.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm vùng Đồng Tháp Mười
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm vùng Đồng Tháp Mười

Riêng đợt tập kích đồn A, đồn B ta làm rã ngũ 1.500 binh lính ngụy, trong đó có 02 đại đội địch được điều từ An Giang lên. Nhân dân và du kích Đông Thuận làm hàng triệu chông sắt, sản xuất trên 20 tấn vũ khí tự tạo (thủy lôi và các loại trái gài).

Quân dân Đông Thuận được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 20/12/1994.

Quân dân xã Thạnh Phước (ngày nay là xã Thạnh Phú và Thạnh Phước).

Trong 21 năm đánh Mỹ quân dân xã Thạnh Phước đã đánh địch trên 300 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu gần 3.000 tên địch, trong đó có gần 30 lính viễn chinh Mỹ.

Nhân dân đã gọi hàng và làm tan rã hơn 1.100 tên địch, trong số bị loại khỏi vòng chiến đấu có 03 đại đội biệt kích, bắn cháy 06 tàu mặt dựng, bắn cháy và làm chìm 03 chiết Ho-Bo, bắn rơi 01 máy bay phản lực F105, 01 máy bay trinh sát L19, 01 máy bay lên thẳng chiến đấu.

Đền thờ liệt sỹ Thạnh Hóa
Đền thờ liệt sỹ Thạnh Hóa

Quân dân xã Thạnh Phước sản xuất trên 15 tấn vũ khí thô sơ, hàng triệu chông đinh và chông sào. Với thành tích chiến đấu trên, quân dân xã Thạnh Phước được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 20/12/1994.

Đặc sản Thạnh Hóa

Khoai mỡ Tuyên Nhơn, Bến kè, mật ong, khóm, tinh dầu tràm…

đặc sản thạnh hóa

Hệ thống giao thông thủy lợi

Đường bộ:

Huyện Thạnh Hóa gồm Quốc lộ 62, Đường tỉnh 839, Quốc lộ N2, Quốc lộ N1…Được xem như địa bàn vệ tinh và cánh tay nối dài các tỉnh huyện khu vực trung tâm và phía Đông vùng Đồng Tháp Mười hướng về trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bởi thế Huyện Thạnh Hóa thuộc Tỉnh Long An là nơi có nhiều tiềm năng phát triển các điểm trung chuyển, thương mại dịch vụ trong giao lưu kinh tế giữa hai vùng.

Cầu Thạnh Hóa

Đường thủy:

Ở vị trí nằm ở cửa ngõ vùng Đồng Tháp Mười, sở hữu các trục đường giao thông bộ lớn như: QL.26, QL.N1, QL.N2; trục sông Vàm Cỏ Tây - Kênh Xáng Thủy Tân, kênh Dưỡng Văn Dương.

Nguồn nước ngọt lớn thứ hai lấy từ sông Tiền tiếp qua Kênh Hồng ngự về Kênh 61 và Kênh Dương Văn Dương. Hệ thống kênh tạo nguồn gồm có: Kênh An Xuyên, kênh Dương Văn Dương, Kênh Mareng, kênh 61, Kênh Bắc Đông, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần thoát lũ trong mùa mưa.

Ngoài ra còn có hơn 300 kênh nội đồng lớn nhỏ phục vụ cho nhu cầu tưới, tiêu úng, xả phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nguồn: Wikipedia