Quả cóc là một loại quả dân dã quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, đây không chỉ là một món ăn vặt yêu thích mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu quả cóc có công dụng gì nhé!
Thành phần dinh dưỡng trong quả cóc
1Giảm ho
Quả cóc có thành phần long đàm tự nhiên nên khi bạn ăn một vài miếng cóc sẽ thấy tình trạng ho giảm đi, cảm giác cổ họng thanh mát, dễ chịu hơn.
Sử dụng lá cây cóc sắc lấy nước uống hằng ngày giúp giảm ho hiệu quả. Hoặc xay nhỏ vài miếng cóc để ép lấy nước, kết hợp thêm ít muối hạt để uống cũng có công dụng giảm ho.
Quả cóc có tác dụng giảm ho
2Trị cảm cúm
Nhờ chứa hàm lượng vitamin C (acid ascorbic) cao nên quả cóc có tác dụng kích thích tạo bạch cầu và giúp củng cố hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể. Do đó, loại quả này có công dụng ngăn cản sự tấn công của các virus gây bệnh cảm cúm.
Quả cóc có tác dụng trị cảm cúm
3Giảm nguy cơ mắc sỏi mật
Lượng vitamin C có nhiều trong quả cóc có tác dụng chuyển hóa cholesterol thành axit mật, giúp duy trì nồng độ cholesterol máu được cân bằng. Do đó, quả cóc giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mỡ máu và bệnh sỏi mật. Những người bị sỏi mật có thể dùng loại quả này để ngăn bệnh tái phát.
Quả cóc có tác dụng giảm nguy cơ bị sỏi mật
4Hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng
Quả cóc rất giàu vitamin, trong đó phải kể đến vitamin C và vitamin A. Hai loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Chúng kích thích sản xuất bạch cầu, bao gồm bạch cầu lympho và đại thực bào, giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn gây bệnh. (Xem thêm các sản phẩm vitamin C bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường miễn dịch).
Quả cóc có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch
5Tăng cường thị lực
Quả cóc cung cấp vitamin A cho cơ thể, vì thế khi ăn loại quả này giúp tăng cường thị lực. Dạng hoạt động của vitamin A (retinal) tham gia tạo thành rhodopsin, thụ thể ánh sáng của võng mạc, cần thiết cho khả năng nhận biết màu và quan sát trong bóng tối. (Xem thêm sản phẩm vitamin A giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường thị lực).
Quả cóc có tác dụng tăng cường thị lực
6Ngăn ngừa lão hóa
Ngoài việc có chứa hàm lượng lớn vitamin A và vitamin C, quả cóc còn chứa nhiều chất chống oxy hóa khác như flavonoid, terpenoid, tannin, saponin,… bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa.
Quả cóc có tác dụng ngăn ngừa lão hóa
7Cải thiện các vấn đề của hệ tiêu hóa
Quả cóc không chỉ giàu vitamin, mà còn cung cấp một lượng chất xơ cho cơ thể, giúp hỗ trợ nhu động ruột, cải thiện các vấn đề của hệ tiêu hóa.
Phần cùi quả cóc chứa nhiều chất xơ có khả năng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, thích hợp trong điều trị các chứng táo bón, chậm tiêu, đầy bụng,...
Quả cóc có tác dụng cải thiện các vấn đề tiêu hóa
8Hỗ trợ giảm cân
Quả cóc có chứa đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết bao gồm cả chất xơ có trong quả cóc giúp cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Các chị em có thể tham khảo sử dụng loại quả này kết hợp trong thực đơn giảm cân.
Quả cóc có tác dụng hỗ trợ giảm cân
9Cải thiện tình trạng thiếu máu
Sắt có vai trò cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu. Mỗi 100 g quả cóc có chứa khoảng 3 mg sắt. Do đó, loại quả này có khả năng bổ sung sắt cho cơ thể, hỗ trợ cấu tạo tế bào hồng cầu và cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Quả cóc có tác dụng cung cấp sắt cấu tạo tế bào hồng cầu
10Tăng cường sức bền cho cơ thể
Quả cóc có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và trong 100g quả cóc tươi có chứa 5,95g đường. Loại quả này không chỉ là thứ ăn vặt vào giờ giải lao mà còn giúp cung cấp năng lượng, tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho các khối cơ của cơ thể.
Quả cóc có tác dụng tăng cường sức bền cho cơ thể
11Tốt cho người tiểu đường
Lượng đường trong quả cóc không quá cao nên bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng mà không lo ảnh hưởng nhiều tới chỉ số đường huyết. Ngoài ra, quả cóc còn giúp điều hòa nồng độ cholesterol, tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Quả cóc có tác dụng tốt cho người tiểu đường
12Làm nhanh lành vết thương
Nhờ có chứa một lượng vitamin A và vitamin C, quả cóc còn có công dụng chữa lành vết thương da và niêm mạc nhờ đẩy nhanh quá trình tái tạo và phục hồi mô tổn thương, giúp vết thương nhanh liền sẹo. Ngoài ra, vitamin C còn giúp hỗ trợ miễn dịch tại chỗ, ngăn vết thương bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công.
Quả cóc có tác dụng làm nhanh lành vết thương
13Bảo vệ xương và răng chắc khỏe
Bên cạnh các nhóm vitamin A, C, quả cóc còn bổ sung canxi và phospho cho cơ thể. Hai khoáng chất này vừa có công dụng làm chắc khỏe xương vừa giúp bảo vệ lớp men răng giúp răng chắc khỏe.
Quả cóc có tác dụng bảo vệ xương và răng chắc khỏe
14Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư
Vitamin C trong quả cóc có tác dụng điều hòa nồng độ cholesterol máu, ngăn hình thành những mảng xơ vữa trong lòng mạch. Do đó, quả cóc có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch,...
Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ hệ miễn dịch kết hợp với các chất chống oxy hóa có trong quả cóc giúp ngăn các tế bào lạ, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Quả cóc có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư
15Giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ
Nhờ khả năng điều hòa nồng độ cholesterol máu, quả cóc còn hạn chế sự hình thành các mảng vữa xơ gây hẹp hoặc tắc mạch, đặc biệt là những mạch nhỏ như mạch máu não. Do đó, sử dụng loại quả này giúp ổn định mỡ máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Quả cóc có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ
16Chữa bệnh lỵ
Lớp vỏ ngoài quả cóc có vị chát nhẹ có công dụng chữa bệnh lỵ. Người bị kiết lỵ có thể sử dụng quả tươi đã rửa sạch ăn trực tiếp hoặc dùng vỏ xanh bên ngoài, sắc nước uống.
Ngoài ra, quả cóc còn chứa nhiều nước và điện giải như kali, natri, hỗ trợ cải thiện tình trạng mất nước và rối loạn điện giải do lỵ gây ra.
Quả cóc có tác dụng trị bệnh lỵ
17Giảm tình trạng cao huyết áp
Nồng độ cholesterol máu cao là một nguyên nhân bệnh tăng huyết áp. Quả cóc có tác dụng điều chỉnh lượng cholesterol ở ngưỡng ổn định, từ đó làm ổn định chỉ số huyết áp của người bệnh.
Quả cóc có tác dụng giảm tình trạng cao huyết áp
18Tốt cho da
Lượng vitamin A và vitamin C có trong quả cóc có công dụng tốt cho da, giúp sáng da, đều màu, kích thích sản xuất collagen, ngăn chảy xệ da. Ngoài ra, lá quả cóc còn được chiết xuất sử dụng để dưỡng ẩm cho da, cải thiện tình trạng mẩn ngứa, ban do rôm sảy ở trẻ nhỏ. [2]
Quả cóc có tác dụng làm sáng và đều màu da, chống chảy xệ
19Tác hại khi ăn quá nhiều
Quả cóc có chứa hàm lượng vitamin C khá cao và có vị chua thanh không quá gắt, nhưng khi ăn quá nhiều, khiến tăng acid dạ dày, đặc biệt khi dạ dày bạn đang trống, có thể khiến tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, vì chứa một lượng chất xơ, khi ăn quá nhiều quả cóc, bạn có thể bị đầy bụng, giảm cảm giác thèm ăn bữa chính, càng gây ảnh hưởng tới dạ dày của bạn.
Ăn quá nhiều quả cóc gây đau dạ dày
20Những lưu ý khi ăn quả cóc
- Không nên ăn hoặc uống nước ép cóc khi dạ dày rỗng.
- Những người có bệnh lý về dạ dày nên hạn chế ăn, không ăn quá nhiều và không nên ăn thường xuyên.
- Bạn có thể ăn quả cóc hoặc uống một ly nước ép cóc sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, vừa giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn vừa được xem như một món tráng miệng cho bạn cùng gia đình nhâm nhi.
- Không nên ăn quá nhiều một lúc. Có chuyên gia khuyên bạn không nên ăn quá 500gram quả cóc tươi một ngày.
- Chế biến các món ngon đơn giản từ quả cóc như: cóc dầm chua ngọt, cóc lắc muối ớt, cóc xí muội, gỏi cóc, cóc ngâm đường,…
Chế biến các món ăn ngon từ quả cóc
Quả cóc tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng thường xuyên để thấy được những công dụng tốt từ loại trái cây này, tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên ăn nhiều cóc, đặc biệt khi bụng đói nhé!