Năm 2024 Tết trung thu vào ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu như thế nào? Hãy cùng Meinvoice tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
1. Tổng quan về tết trung thu
1.1. Trung thu là ngày gì?
Tết trung thu hay Tết trông Trăng, Tết hoa đăng là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào rằm tháng 8 hàng năm. Vào ngày nay, các gia đình sẽ quây quần, sum họp bên nhau, cùng ngắm trăng, ăn nướng, bánh dẻo, uống trà, trẻ em được vui chơi, phá cỗ, đeo mặt nạ, rước đèn lồng.
1.2. Nguồn gốc tết trung thu
Tết trung thu có nguồn gốc từ văn hoá lâu đời của Trung Quốc. Có 3 truyền thuyết về Tết trung thu được truyền tai nhiều nhất là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và chú Cuội trong cổ tích Việt Nam
Theo sổ sách ghi chép thì Tết trung thu Trung Quốc xuất hiện từ thời nhà Thương. Cụ thể:
- Thời nhà Thương (c. 1600-1046 TCN): Người Trung Hoa đã ăn mừng thu hoạch vào ngày trăng tròn.
- Thời Tây Chu (1046-771 TCN): Từ “Trung thu” đã xuất hiện đầu tiên trong Chu Lễ (bộ sách tổng hợp các nghi lễ).
- Thời nhà Đường(618-907): Việc đón Tết trung thu trở nên phổ biến.
Tết trung thu xuất hiện tại Việt Nam:
- Nhà Tống (960-279): Bắt đầu có tục rước đèn
- Thời nhà Lý (1909-1225): Tổ chức Tết Trung thu như một lễ hội và trở nên phổ biến.
2. 2024 - Tết trung thu ngày mấy?
Tết trung thu được tổ chức vào rằm tháng 8 hàng năm (15/08 âm lịch). Năm 2024, trung thu sẽ rơi vào thứ Ba, ngày 17/09/2024 dương lịch.
Dự báo thời tiết trung thu 2024 cho các miền:
- Miền bắc: Có mưa, trời rét nhiệt độ từ 12-19 độ C.
- Miền Bắc Trung Bộ: Mưa rào rải rác, trời rét nhiệt độ từ 14-20 độ C.
- Miền Trung: Mưa rào rải rác nhiệt độ từ 20-24 độ C.
- Miền Nam: Nắng nóng, có nơi trên 35 độ C.
3. Phong tục tết trung thu ở Việt Nam
Theo phong tục văn hóa của người Việt vào dịp Tết trung thu người lớn sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ em. Cụ thể:
- Rước đèn, múa lân
Đây là tục lệ không thể thiếu trọng ngày trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được chính quyền địa phương hoặc thanh niên trong xóm tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố. Các lồng đèn được chế tạo từ các nguyên liệu gần gũi với đời sống như giấy, vải, lụa, giấy nilon nhiều màu, tre và nến.
Hiện nay, ở một số thành phố lễ hộ rước đèn còn được tổ chức lớn thu hút nhiều người tham dự như ở Phan Thiết (Bình Thuận) và Tuyên Quang.
- Phá cỗ trung thu
Mâm cỗ trung thu dùng để thể hiện lòng biết ơn, thành kính đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ thường có con chó được làm bằng tép bưởi, hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo. Đến khi trăng rằm lên đến đỉnh đầu là thời điểm gia đình quây quần phá cỗ, thưởng thức hương vị Tết trung thu.
- Làm đồ chơi trung thu:
Các đồ chơi phổ biến trong dịp trung thu có thể kể đến như mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử. Trước đây, khi còn khó khăn các đồ chơi trung thu thường được các gia đình tự làm. Ngày nay, phần lớn các đồ chơi trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc được làm bằng nhựa.
- Ăn bánh trung thu
Bánh nướng, bánh dẻo, bánh pía là các loại bánh được sử dụng trong dịp trung thu có vị ngọt bùi khi kết hợp với trà tạo nên vị thanh mát đặc trưng cho ngày tết đoàn viên.
Các loại bánh trung thu thường có hình tròn và vuông thể hiện cho sự vững chắc, viên mãn và sự mong cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình.
- Trông trăng
Tết trung thu (15/8 âm lịch) là thời điểm trăng tròn nhất, khí hậu mát mẻ, cảnh trời đất đẹp nhất trong tháng rất thích hợp cho gia định quây quần vừa ngắm trăng vừa phá cỗ và cùng nhau tâm sự, chia sẻ về mọi điều trong cuộc sống.
Trên đây là lời giải đáp Tết trung thu ngày mấy cùng các tục lệ phố biến. Hy vọng, đã giúp bạn có thể lên kế hoạch kịp thời để đón lễ Tết trung thu trọn vẹn nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp có nhu cầu nhận tư vấn phần mềm MISA meInvoice hỗ trợ phát hành, quản lý hóa đơn khi mua bánh trung thu biếu tặng cho nhân viên và đối tác vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây: