Tía tô vốn là loại thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền, chứa nhiều dưỡng chất và chất chống oxy hóa có tác dụng thanh lọc cơ thể và làm dịu các triệu chứng dị ứng. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi uống nước tía tô liên tục một tháng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nước tía tô có tác dụng gì với sức khỏe?
Cải thiện chức năng tim mạch và bệnh tiểu đường
Tía tô chứa hàm lượng cao axit alpha-linoleic, một loại axit béo omega-3 có khả năng làm giảm chất béo trung tính và ức chế sự tổng hợp cholesterol nội sinh. Điều này giúp hạ lipid máu và ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch. Axit alpha-linoleic trong tía tô còn giúp ức chế sự giải phóng tiểu cầu và serotonin, từ đó hạn chế hình thành huyết khối và giảm thiểu nguy cơ đông máu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc duy trì hàm lượng cholesterol và triglyceride trong giới hạn an toàn là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch, đặc biệt ở người trưởng thành và người cao tuổi. Do đó, uống nước tía tô trong một tháng có thể góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp ổn định huyết áp và bảo vệ trái tim trước các nguy cơ bệnh lý. Ngoài ra, còn có khả năng ức chế enzym phân giải đường fructose thành glucose, có tác dụng trong điều trị bệnh tiểu đường.
Tăng cường trí nhớ và cải thiện thị lực
Một trong những đặc tính nổi bật của tía tô là hàm lượng axit alpha-linoleic cao, chất này có thể chuyển hóa thành DHA (axit docosahexaenoic) - thành phần quan trọng của hệ thần kinh và võng mạc.
Uống nước tía tô đều đặn giúp bổ sung một lượng DHA từ nguồn tự nhiên, có thể hỗ trợ cải thiện trí nhớ, bảo vệ tế bào thần kinh khỏi các tác nhân gây hại và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi. Ngoài ra, DHA cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và các vấn đề thị giác liên quan đến tuổi tác.
Cải thiện tình trạng viêm da dị ứng, viêm phế quản và hỗ trợ tiêu hóa
Tía tô có chứa nhiều hợp chất chống viêm và chất chống oxy hóa giúp làm giảm các triệu chứng viêm da dị ứng và các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch, như sốt cỏ khô và viêm da dị ứng.
Trong Y học cổ truyền, tía tô được sử dụng như phương thuốc phòng và chữa bệnh, cụ thể người ta dùng lá tía tô để chữa cảm mạo, ho nhiều đờm, ngạt mũi,... Các hợp chất limonene, linalool, perilla alcolhol, perilla aldehyd và β-caryophyllen trong thành phần hóa học của tinh dầu lá tía tô được nghiên cứu cho thấy có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm hiệu quả. Do đó có tác dụng tốt trên các bệnh lý hô hấp như đợt dịch COVID-19 và các nhiễm trùng cấp tính.
Ngoài ra, tía tô còn có hàm lượng chất sắt và vitamin C cao, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và hỗ trợ hệ miễn dịch. Đặc biệt, với những người có triệu chứng cảm lạnh nhẹ như nghẹt mũi, khó chịu ở họng.
Tía tô còn rất có lợi cho đường tiêu hóa. Các hợp chất trong tía tô có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn E. coli, trực khuẩn lao, trực khuẩn lị Shiga, Salmanella typhi, Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Proteus vularis, Candida albicans có tác dụng diệt amip lỵ.
Ngoài ra, chúng kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện quá trình hấp thụ dinh dưỡng và làm dịu các triệu chứng khó tiêu, giúp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.
Giúp cơ thể tràn đầy năng lượng
Việc duy trì thói quen uống nước tía tô có thể giúp cơ thể thải độc và cung cấp năng lượng một cách hiệu quả. Tía tô có khả năng thúc đẩy tiết enzyme tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tăng cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng.
Bên cạnh đó, nhờ vào các chất chống oxy hóa, nước tía tô giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc tự do, từ đó giảm căng thẳng và làm cơ thể cảm thấy thoải mái, ít mệt mỏi hơn.
Bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa
Với khả năng chống oxy hóa cao, nước tía tô giúp bảo vệ da khỏi tác động của các tác nhân gây hại từ môi trường như ánh nắng mặt trời và ô nhiễm. Các dưỡng chất từ tía tô còn giúp làm dịu làn da, giảm thiểu các phản ứng dị ứng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Sử dụng nước tía tô thường xuyên có thể giúp trắng da, săn chắc hơn, làm chậm quá trình lão hóa và giảm thiểu nếp nhăn.
Các axit béo và vitamin E trong tía tô cũng giúp da giữ độ ẩm tự nhiên, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da và làm giảm tình trạng khô da. Bổ sung nước tía tô trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một giải pháp tự nhiên, hiệu quả để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
Những điều cần lưu ý khi uống nước tía tô
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, khi sử dụng nước lá tía tô, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn:
- Liều lượng hợp lý: Không nên uống quá nhiều để tránh rối loạn tiêu hóa.
- Không thay thế hoàn toàn nước lọc: Nước tía tô chỉ nên là một phần trong chế độ ăn uống, không nên thay thế nước lọc.
- Người có bệnh nền nên cẩn trọng: Đặc biệt là những người đang sử dụng thuốc, có bệnh lý mạn tính hoặc phụ nữ mang thai không được tự ý sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh: Để tăng hiệu quả, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân đối và tập luyện thường xuyên.
Uống nước tía tô liên tục trong một tháng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó, cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng và theo dõi phản ứng của cơ thể nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Điều gì sẽ xảy ra khi uống nước tía tô liên tục một tháng? Uống nước tía tô liên tục trong một tháng có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp. Từ cải thiện chức năng tim mạch, trí nhớ, thị lực đến hỗ trợ tiêu hóa và làm đẹp da, tía tô thực sự là một giải pháp hỗ trợ sức khỏe tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và phù hợp cho sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế trước khi sử dụng lá tía tô trong thời gian dài.