Bệnh dại được xem là một căn bệnh phổ biến ở chó. Thế nên, hôm nay hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiều bệnh dại ở chó: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh.
Đối với những thú nuôi chó cảnh thì ngoài việc cung cấp những chế độ dinh dưỡng để thuận tiện cho sự phát triển của chúng thì chúng ta còn quan tâm đến những căn bệnh thường gặp ở chó để biết được cách phòng, chống nhằm bảo vệ sức khỏe cho cún nhà bạn. Và để biết được thông tin về căn bệnh dại ở chó thì hãy theo dõi bài viết này nhé.
1Bệnh dại ở chó là bệnh gì
Bệnh dại ở chó được biết do một loại virus thuộc họ Rhabdoviridae gây ra. Loại virus này thường được tìm thấy trên toàn cầu. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của chú chó nhà bạn và đa số sẽ dẫn đến tử vong.
Và căn bệnh dại được xem là một trong những căn bệnh khiến những người nuôi thú cưng lo lắng vì không chỉ gây ra ảnh hưởng đến cơ thể, sức khỏe của chúng mà có thể gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh nếu không may bị cắn.
Hãy xem thêm các bệnh thường gặp ở chó để biết được nguyên ngân gây bệnh cũng như để bạn có cách phòng tránh, cách điều trị hiệu quả và kịp thời cho cún yêu nhé!
2Nguyên nhân gây ra bệnh dại
Với căn bệnh này thường lây truyền chủ yếu qua 2 con đường chính là trực tiếp và gián tiếp.
+ Trực tiếp: Bệnh dại bị lây nhiễm khi cún cưng nhà bạn bị cắn hay bị thương bởi các loài động vật bị mắc bệnh khác.
+ Gian tiếp: Chó nhà bạn có thể bị virus xâm nhập qua các vết thương hở, chưa lành bị tiếp xúc với nước bọt hay dịch có chứa Lyssavirus.
Nước bọt của những loài động vật bị bệnh dại có thể lây truyền khi tiếp xúc với giác mạc, mắt của chó.
Virus sau khi lây truyền sẽ cố gắng tiếp cận đi vào hệ thần kinh trung ương như não và tủy sống để gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát thần kinh của chó nhà bạn.
3Dấu hiệu nhận biết chó bị dại
Bệnh dại ở chó thường diễn biến qua hai thời kỳ: Thể dại lặng và thể dại điên cuồng
Ở giai đoạn đầu tiên, bạn có thể nhận biết được chú chó của mình mắc bệnh vì biểu hiện của chúng chưa rõ ràng. Ở giai đoạn này tâm lý của chú chó sẽ thay đổi bất thường do không kiểm soát được thần kinh, thường xuyên chó sẽ cắn và sủa bất thường.
Ở giai đoạn bệnh tiếp theo những biểu hiện dần rõ hơn khi virus đã kiểm soát và chiếm được hệ thần kinh của chó khiến tính cách của chúng trở nên nổi loạn, khó kiểm soát hơn.
Chó nhà bạn sẽ dễ bị kích thích khi có tiếng động hay người lạ vào nhà. Chó sẽ sủa và cắn một cách không kiểm soát. Và bạn có thể dễ dàng nhận thấy vẻ ngoài chó chuyển biến xấu như hàm trễ, mắt đục đỏ ngầu, nước dãi chảy và sủi bọt trắng.
Đặc biệt tâm trạng của chó sẽ dễ điên loạn, thường chạy khắp nơi, sợ nắng và gió và thường chúng sẽ không đi thẳng được do cơ thể suy yếu mà thường di chuyển liêu xiêu mất thăng bằng.
4Cách phòng tránh bệnh dại cho chó
Theo các tổ chức thú ý thế giới thì đây là loại bệnh không thể chữa được. Do đó, chỉ có thể trang bị được những kiến thức và biện pháp phòng tránh cho chú cún nhà bạn.
Bạn nên cho chó nhà bạn tiêm chủng dại định kỳ mỗi năm một lần kể từ khi chó nhà bạn được 3 tháng tuổi.
Tham khảo thêm: Cách nhận biết dấu hiệu ban đầu của bệnh dại ở người để nhanh chóng đến cơ sở y tế nhé.
Ngoài ra, bạn cần giữ nơi ở của chú chó nhà bạn luôn thông thoáng và sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập và tấn công của các loại virus. Đồng thời, thường xuyên khử trùng các vật dụng, đồ chơi của chó để hạn chế các vật trung gian truyền bệnh.
Đồng thời, nếu bạn phát hiện chú chó mắc bệnh dại thì nên cách ly chúng để tránh sự lan truyền cho các chú chó còn lại.
Nên tiêm phòng dại cho chó định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng và những người xung quanh nhé!
Bách hóa XANH đã gửi đến bạn những thông tin về bệnh dại ở chó. Nếu như bạn đang sở hữu những chú cún thì hãy tìm hiểu để phòng và tránh được căn bệnh này cho chú chó nhà bạn.
Mua rau, củ, trái cây tươi ngon tại Bách hoá XANH:
Xem thêm:
>> Bệnh care ở chó có lây sang người không?
>> Bệnh sán chó: Dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị
>> Bệnh Parvo ở chó kéo dài bao lâu? Có lây sang người không?
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH