Đơn vị:

Rau mồng tơi có thực sự tốt cho sức khoẻ như nhiều người thường nghĩ?

Rau mồng tơi là một trong những loại rau xanh được mọi gia đình Việt yêu thích trong bữa cơm hàng ngày, nhất là những ngày hè oi bức. Không chỉ có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, loại rau này còn có nhiều công dụng quý khác mà mọi người sẽ được biết thêm ngay trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của rau mồng tơi

Rau mồng tơi là một loại cây thân leo mọng nước, thân ngoài xanh thẫm (hoặc tía), rễ chùm ăn sâu vào đất, lá màu xanh, dài có nhiều chất nhờn. Khi đến mùa, chúng sẽ ra hoa xen kẽ giữa các lá, quả có màu tím nhỏ khi chín, khá tròn và mọng nước.

Theo USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, rau mồng tơi có thể cung cấp lượng lớn các dưỡng chất thiết yếu như: Natri, lipid, kali, chất xơ, carbohydrate, protein, magie, canxi, sắt cùng nhiều loại vitamin như: Vitamin A, vitamin D, vitamin C, vitamin B6, vitamin B12,…

height=

Đặc điểm của rau mồng tơi

Rau mồng tơi có tác dụng gì đối với sức khỏe con người

Thuộc tính mát, cũng như có nhiều thành phần dưỡng chất nên rau mồng tơi được đánh giá cao khi mang tới những lợi ích tuyệt vời này cho sức khỏe con người như:

Phòng ngừa loãng xương

Với hàm lượng canxi lớn trong rau mồng tơi, nên chúng sẽ rất tốt cho xương, góp phần cải thiện hệ xương và răng thêm vững chắc, ngăn ngừa tình trạng loãng xương nhất là ở người cao tuổi. Dù chỉ một phần rau mồng tơi nhỏ nhưng có thể cung cấp khoảng 55mg canxi mà cơ thể cần/ ngày.

height=

Trong rau mồng tơi có lượng canxi tốt cho xương

Hỗ trợ giảm chất béo, cholesterol

Chất nhầy pectin từ rau mồng tơi có khả năng hấp thụ cholesterol trong ruột. Nhờ đó, cholesterol sẽ không hấp thụ qua thành ruột để vào máu. Người bệnh béo phì đang giảm cân nên ăn rau mồng tơi bởi chúng chứa ít calo, giúp thông tiểu, nhuận tràng mà còn giúp hạ mỡ máu.

Xem thêm: 7+ Công thức nước ép trái cây giúp giảm cân & duy trì sức khoẻ làn da

Chữa yếu sinh lý

Theo Đông y, mồng tơi thuộc tính hàn, có vị hơi chua và không độc. Khi đi qua kinh tâm, can, tỳ có thể lưu thông khí huyết và giúp cải thiện chức năng sinh lý.

Trong bài thuốc giúp chức năng sinh lý thường có: Rau mồng tơi, rau má, rau ngót, lòng gà hoặc lòng vịt. Dùng tất cả chúng để nấu canh uống trong ngày, 1 tuần dùng 2-3 lần để thấy rõ được mức độ hiệu quả.

height=

Hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý với rau mồng tơi

Trị mụn nhọt

Các loại vitamin nhóm B cùng các chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C trong loại rau này có thể giảm bớt tình trạng mụn sưng đỏ, sát khuẩn, chống viêm nhằm giảm bớt dấu hiệu mụn tái phát.

Trị mụn trứng cá

Khi ăn rau mồng tơi còn giúp dưỡng da, hạ nhiệt tránh rôm sảy, mụn nhọt và giải nhiệt hiệu quả trong mùa nóng. Còn các chất chống viêm trong mồng tơi còn có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm của mụn.

Chữa bệnh trĩ

Lượng chất xơ, sắt và vitamin B3 lớn trong rau mồng tơi có khả năng giảm bớt tổn thương ở búi trĩ, cải thiện tình trạng táo bón và rất tốt cho những người hay đi đại tiện ra máu.

height=

Hỗ trợ chữa bệnh trĩ cùng rau mồng tơi

Chữa say nắng

Say nắng là dấu hiệu thường thấy vào mùa hè. Cho nên, ăn rau mồng tơi được xem là một giải pháp giải nhiệt khá hiệu quả mà hầu hết mọi người vẫn luôn dùng để nấu ăn trong những ngày hè.

Chữa nám, thâm da

Rau mồng tơi được đánh giá cao trong việc hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết. Nhờ đó, giúp cung cấp các lượng chất, vitamin thiết yếu cho những vùng da bị tổn thương do tia bức xạ mặt trời.

Đồng thời có chất oxy hóa trong rau mồng tơi còn bảo vệ khỏi sự phá hủy các tế bào, và các hiện tượng bất thường như nám da, lão hóa da.

Chống oxy hóa, cải thiện thị lực

Vitamin A đặc biệt quan trọng cho sức khỏe của mắt. Retinol - dạng hoạt hóa của vitamin A video kết hợp với những loại protein trong cơ thể sẽ cho ra rhodopsin - là một chất quan trọng để nâng cao khả năng phân biệt màu sắc khi nhìn trong bóng tối. Và loại rau này chứa hàm lượng vitamin A khá cao để hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

height=

Cải thiện thị lực tốt hơn khi ăn rau mồng tơi

Nâng cao hệ miễn dịch

Theo ước tính, cứ trong 100g rau mồng tơi có tới 102 mg vitamin C. Đây là chất có thể nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tật một cách hiệu quả.

Chữa hơi thở nóng, có mùi khó chịu

Là một loại rau có tính mát, thanh nhiệt giải độc nên rau mồng tơi có thể cải thiện chứng nóng trong, thở phì phò qua mũi hay có hơi thở nóng. Cho nên khi sử dụng rau mồng tơi cùng cua đồng dùng trong ngày hè nóng thì có thể giúp tiêu nội nhiệt và chứng thở nóng của cơ thể.

Chữa đầy bụng, ăn không tiêu

Chất xơ và chất nhầy pectin có khả năng kích thích nhu động ruột, giảm bớt tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Trong Y học cổ truyền, đây là một bài thuốc có thể thanh trừ thấp nhiệt ứ trong trường vị, giúp chức năng bài tiết hoạt động tốt hơn.

height=

Nhuận tràng tốt hơn khi ăn rau mồng tơi

Tăng lượng sữa đáng kể cho sản phụ

Vitamin A, vitamin B3, sắt và acid folic trong rau mồng tơi còn giúp bổ máu, tăng tiết sữa nên rất phù hợp sử dụng cho phụ nữ sau sinh.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng bà mẹ đang nuôi con bú

Ổn định huyết áp và kiểm soát cân nặng

Rau mồng tơi có chứa chất nhầy và pectin và chất xơ rất hiệu quả trong việc giảm mỡ máu, cải thiện đường huyết, tạo cảm giác no lâu giảm bớt sự thèm ăn. Hơn nữa, với lượng calo cực ít, nên rau mồng tơi rất thích hợp sử dụng cho những người đang có nhu cầu giảm cân cải thiện tình trạng béo phì.

height=

Trong mồng tơi ít calo rất thích hợp để giảm cân

Ăn rau mồng tơi có tốt không?

Không chỉ riêng rau mồng tơi, mà dù cho đó là loại rau nào có tốt đến mấy nhưng lại lạm dụng quá mức cũng là điều không nên. Theo khuyến cáo, mỗi người chỉ nên hấp thụ không vượt quá 400g/ngày để tránh mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Những đối tượng nên hạn chế ăn rau mồng tơi

  • Những người hấp thu kém: trong rau mồng tơi có chứa lượng lớn axit oxalic. Khi chất này kết hợp cùng canxi và sắt sẽ khiến cho cơ thể giảm khả năng hấp thụ 2 loại dưỡng chất này.
  • Những người mới lấy cao răng: do axit oxalic trong rau kết hợp với canxi trên răng rất dễ tạo các mảng ố bám. Cho nên, khi mới lấy cao răng thì tốt nhất nên hạn chế ăn rau mồng tơi khoảng 1 - 2 tuần .
  • Người bị sỏi thận: lượng lớn purin trong rau mồng tơi khi được cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành axit uric dẫn đến nguy cơ cao hình thành sỏi thận.
  • Người đau dạ dày: nếu người bị đau dạ dày ăn quá nhiều mồng tơi sẽ trở nên càng khó chịu hơn.
  • Người đang bị tiêu chảy: khi bị tiêu chảy, thường bụng sẽ rất yếu, mà rau mồng tơi lại có tính hàn nên khi ăn vào sẽ khiến cho bệnh tiêu chảy càng trở nặng hơn.

height=

Không phải đối tượng nào cũng có thể ăn nhiều rau mồng tơi

Một số lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi

Dù là một món ăn quen thuộc nhưng khi sử dụng rau mồng tơi thì sẽ có một số lưu ý quan trọng như sau:

  • Không nên ăn rau mồng tơi sống vì chúng sẽ gây đầy bụng hoặc bị khó tiêu.
  • Không nên kết hợp thịt bò với rau mồng tơi bởi sẽ làm mất đi tính nhuận tràng làm giảm khả năng tiêu hóa.
  • Không được ăn rau mồng tơi để qua đêm bởi chất nitrat bên trong sẽ bị phân hủy và chuyển hóa thành nitrite.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã có thể nắm rõ hơn về những công dụng có được từ loại rau mồng tơi này. Qua đó, mong rằng mọi người sẽ biết cách khai thác tối đa ích lợi để bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người trong gia đình.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

9 lợi ích của tảo xoắn đối với sức khoẻ nên bổ sung hàng ngày

Tác dụng của dầu oliu với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết!

5+ tác dụng của nấm bào ngư và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn

Những thông tin cần biết về tác dụng của bột sắn dây có thực sự tốt cho sức khoẻ?