Đơn vị:

Bầu ăn lá lốt được không? Lợi ích sức khỏe của lá lốt đối với mẹ bầu

Lá lốt là một trong những loại lá gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn thơm ngon, và hấp dẫn. Vì vậy, trong thời gian mang thai, việc mẹ bầu ăn lá lốt được không, nhận được rất nhiều sự quan tâm. Nếu bạn cũng đang có trăn trở này, hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về việc này nhé.

height=

Lá lốt là một trong những loại lá gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn

Bầu ăn lá lốt được không?

Theo các nghiên cứu khoa học, lá lốt có chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng cho cơ thể có thể kể đến như protein, chất xơ, canxi, photpho, sắt, vitamin C,…

Ngoài ra, theo Đông y, lá lốt còn có khả năng chống viêm, bảo vệ gan và tốt cho tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường,… Chất chống oxy hóa giúp lá lốt trở thành một trong những phương thuốc hiệu quả để chữa ho, chảy máu chân răng, giảm sưng viêm, đau nhức đầu, lưng,….

Vậy, bầu ăn lá lốt được không? Với nhiều công dụng có ích như thế, mẹ hoàn toàn có thể ăn được lá lốt trong thời gian mang thai. Mùi thơm đặc trưng của lá lốt sẽ giúp cải thiện tiêu hoá và giúp kích thích sự thèm ăn, giảm tình trạng ốm nghén. Hơn nữa, trong thời gian cho con bú, ăn lá lốt sẽ giúp tăng lượng sữa tiết ra nhiều hơn để nuôi bé.

height=

Bầu ăn lá lốt được không?

Lợi ích sức khỏe của lá lốt đối với mẹ bầu

Theo đông y, lá lốt có tính ấm và giúp mang lại những lợi ích đối với sức khỏe mẹ bầu như sau:

  • Giảm nguy cơ táo bón: Khi mang thai, nhiều phụ nữ phải đối mặt với tình trạng táo bón bởi vì phải bổ sung đa dạng thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Để khắc phục tình trạng táo bón, mẹ có thể bổ sung một lượng lá lốt vừa đủ trong thực đơn hàng ngày.
  • Hạn chế tình trạng chảy máu chân răng: Nhiều mẹ bầu thường xuyên bị chảy máu chân răng cũng có thể bổ sung lá lốt để giúp giảm thiểu tình trạng này.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn: Tính ấm, hơi nồng của lá lốt cũng rất tốt trong việc giảm thiểu khó tiêu, đầy hơi. Đây là vấn đề thường gặp ở các mẹ bầu.
  • Trị ho: Khi mang thai, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thay vì dùng thuốc, thai phụ có thể sử dụng lá lốt. Lá lốt được đánh giá là phương thuốc trị ho hiệu quả dành cho các mẹ bầu.
  • Giảm đau nhức đầu và chân tay: Các hợp chất có trong lá lốt còn có tác dụng giúp bà bầu giảm đau nhức chân tay và đau nhức đầu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa: Khi mang thai, mẹ bầu còn có nguy cơ ra nhiều khí hư, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm âm đạo. Nấu lá lốt để rửa vùng kín có thể là một bài thuốc để giúp giảm tình trạng này. Tuy vậy, trước khi thực hiện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Với một số trường hợp viêm nhiễm nặng, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.
  • Trị mụn, tàn nhang và nám da: Một số hoạt chất trong lá lốt có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn, đồng thời giúp giảm viêm sưng tại các nốt mụn. Ngoài ra, các vitamin trong lá lốt có thể thẩm thấu vào da, giúp da được cân bằng độ pH, từ đó giúp thông thoáng lỗ chân lông và làm đẹp da.

height=

Lá lốt được chế biến thành nhiều món ăn và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Xem thêm: Bầu ăn rau ngót được không? Một số tác hại của rau ngót đối với mẹ bầu

Một số lưu ý khi ăn lá lốt trong thai kỳ

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho các vấn đề bà bầu có ăn được lá lốt không và những lợi ích sức khỏe khi ăn lá lốt.

  • Không nên ăn lá lốt khi bị nhiệt miệng và nóng trong: Bởi vì lá lốt có tính nóng nên nếu bạn ăn lá lốt nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh lý thêm nặng hơn.
  • Cần chế biến kỹ khi ăn: Nếu bạn ăn lá lốt sống trong thai kỳ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khi mang thai.
  • Không nên ăn quá nhiều lá lốt: Nếu bạn ăn quá nhiều lá lốt trong một thời gian dài sẽ có khả năng gây tích tụ nhiệt trong cơ thể và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Bài thuốc dân gian từ lá lốt tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Lá lốt không những có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, mà nó còn được áp dụng như bài thuốc quý giúp hỗ trợ nâng đỡ sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu, cụ thể như cải thiện tình trạng nhiệt miệng, giảm phù nề chân,…

Bài thuốc dân gian giúp giảm nhiệt miệng

Lá lốt có chứa các dưỡng chất kháng khuẩn và chống viêm như Alkaloid, Flavonoid,… nên có tác dụng giúp giảm nhiệt miệng. Để có thể giảm viêm trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể ngâm lá lốt trong miệng bằng cách:

  • Rửa 20 lá lốt thật sạch rồi cho vào máy xay cùng 100ml nước ấm và 1 thìa muối biển.
  • Lọc qua rây để loại bỏ phần bã rồi dùng nước cốt ngậm khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Bài thuốc dân gian giúp giảm phù nề

Cách thực hiện bài thuốc này đơn giản như sau:

  • Rửa sạch khoảng 10 lá lốt, đun sôi cùng 1 lít nước.
  • Vặn nhỏ lửa, nấu thêm khoảng 3 phút.
  • Đổ ra thau và pha loãng để nước ấm rồi bắt đầu ngâm chân.

Kết luận: Với những thông tin trên phần nào đã giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc “bầu ăn lá lốt được không?”. Hy vọng các mẹ bầu có thể đa dạng hơn thực đơn mỗi ngày của mình và bổ sung thêm dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

  • Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
  • Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
  • Bà bầu ăn vải được không? Lợi ích, tác hại và lưu ý cần biết
  • Bầu ăn rau dền được không? Một số lưu ý khi ăn rau dền