Thạch sương sâm là một món ăn giải nhiệt được nhiều người yêu thích trong những ngày hè oi bức. Bên cạnh đó, lá sương sâm còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn sương sâm được không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Hiểu được điều này, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được những thông tin hữu ích để giúp bạn đọc hiểu hơn về sương sâm cũng như giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về cây sương sâm
Cây sương sâm còn có tên gọi khác là sâm sâm, dây xanh leo hoặc xanh tam. Được biết, sương sâm là loại cây lâu năm, có thân leo và nhiều nhánh, thường mọc bò dưới đất rồi leo vào các cây khác xung quanh hoặc leo lên bờ tường, bờ rào. Thân cây sương sâm có chiều dài trung bình từ 3 - 5m, thậm chí có cây lâu năm dài lên đến 10m.
Lá cây sương sâm có hình trái tim và được bao phủ bởi một lớp lông mềm bên ngoài. Hoa sương sâm mọc theo từng chùm và có màu vàng, trong khi đó quả sương sâm có hình trái xoan và thường dài từ 10 - 12mm.
Các bộ phận của cây sương sâm đều có giá trị sử dụng, trong đó lá sương sâm được sử dụng nhiều nhất và có thể thu hoạch quanh năm. Theo đó, lá sương sâm sau khi được thu hoạch thì có thể dùng luôn hoặc rửa sạch sẽ, phơi khô và sử dụng dần.
Về dinh dưỡng, trong sương sâm có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm:
- Chất xơ;
- Sắt;
- Canxi;
- Phospho;
- Vitamin A;
- Beta-Carotene;
- Ancaloit;
- Polyphenol;
- Flavonoid.
Chính vì chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu nên sương sâm được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon và được nhiều người yêu thích. Vậy mẹ bầu ăn sương sâm được không?
Mẹ bầu ăn sương sâm được không?
Như đã nói ở trên, lá sương sâm là bộ phận có giá trị sử dụng cao nhất của cây sương sâm và thường được dùng làm nguyên liệu chế biến món thạch thơm mát cho ngày hè. Vậy mẹ bầu ăn sương sâm được không? Câu trả lời là có thể, bởi trong sương sâm có chứa nhiều dưỡng chất tự nhiên rất tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ thì thai phụ cần lắm phải ăn đúng cách và không nên lạm dụng quá nhiều.
Dưới đây là một số lợi ích mà sương sâm mang lại cho sức khỏe của thai phụ, cụ thể là:
- Hỗ trợ kiểm soát tốt huyết áp: Mẹ bầu ăn sương sâm được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, bởi các hợp chất tự nhiên có trong sương sâm sẽ giúp kiểm soát ổn định huyết áp của thai phụ, từ đó phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp thai kỳ và một số bệnh lý về tim mạch ở phụ nữ mang thai.
- Ổn định lượng đường huyết: Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có nhiều thay đổi để thích ứng với sự xuất hiện của thai nhi, đặc biệt là những thay đổi về hormone. Điều này dễ khiến cho lượng đường trong máu của thai phụ tăng cao, từ đó làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường thai kỳ. Trong khi đó, trong sương sâm có chứa hợp chất giúp ổn định lượng đường huyết của mẹ bầu.
- Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá: Táo bón là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mẹ. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ có trong sương sâm hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hoá, từ đó giúp đẩy lùi tình trạng táo bón một cách hiệu quả cho mẹ bầu.
- Giảm tình trạng sưng viêm ở thai phụ: Theo các nghiên cứu khoa học, một số hợp chất trong sương sâm có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra và tránh được một số bệnh lý ở mẹ bầu.
- Giảm tình trạng phù nề ở mẹ bầu: Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh chóng và trọng lượng cũng tăng nhanh, từ đó gây chèn ép đến các tĩnh mạch. Điều này khiến cho máu gặp khó khăn trong quá trình lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là chi dưới và gây ra tình trạng phù nề. Trong khi đó, một số thành phần trong sương sâm có tác dụng làm giảm tình trạng phù nề ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, sương sâm còn một số tác dụng khác có thể kể đến như:
- Hạ sốt;
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout;
- Ngăn ngừa ung thư;
- Chữa bệnh thuỷ đậu;
- Tạo màu tự nhiên cho món ăn.
Một số lưu ý cần biết khi sử dụng sương sâm
Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã tìm được lời giải cho thắc mắc mẹ bầu ăn sương sâm được không. Như đã nói, sương sâm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng sương sâm:
- Trong các bộ phận của cây sương sâm, mẹ bầu nên tiêu thụ lá sương sâm để nhận được nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất cho cơ thể. Tuy nhiên không được quá lạm dụng.
- Mẹ bầu nên lựa chọn lá sương sâm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm.
- Ăn quá nhiều thạch sương sâm có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, do đó, mẹ bầu nên ăn với một lượng vừa phải. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ không nên ăn quá 2 ly/ngày thạch sương sâm.
- Mặc dù sương sâm có thể hỗ trợ giảm táo bón ở thai phụ, tuy nhiên mẹ cần tiêu thụ với một lượng hợp lý.
- Bên cạnh sương sâm, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nhau trong thực đơn ăn uống hàng ngày nhằm cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể.
- Khi tự chế biến sương sâm, mẹ bầu cần đảm bảo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Trên đây, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ với tất cả các bạn độc giả những thông tin cơ bản về sương sâm và giải đáp thắc mắc mẹ bầu ăn sương sâm được không. Sương sâm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai nên mẹ bầu có thể ăn được. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì mẹ bầu cần lựa chọn sương sâm có nguồn gốc rõ ràng và tiêu thụ với một lượng vừa phải.
Xem thêm:
- Bầu ăn sả được không? Lợi ích và lưu ý khi sử dụng sả trong thai kỳ
- Bầu ăn cơm dừa được không? Bật mí món ngon từ cơm dừa tốt cho bà bầu