Đơn vị:

Hướng dẫn cách tính điểm xét tuyển Đại học mới nhất 2024

cach-tinh-diem-xet-tuyen-dai-hoc.jpg
Cách tính điểm xét tuyển Đại học

I. Cách tính điểm xét tuyển Đại học 2024

Mỗi hình thức xét tuyển sẽ có các cách tính điểm Đại học riêng biệt. Dưới đây là tổng hợp các cách tính điểm theo từng hình thức, hãy theo dõi để không bị nhầm lẫn nhé!

1. Cách tính điểm xét tuyển Đại học dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

Trong điểm xét tốt nghiệp, có các thành phần chính bao gồm: điểm các môn thi xét tuyển và điểm ưu tiên. Điểm xét tuyển Đại học dựa trên hệ đào tạo mà thí sinh theo học, cụ thể như sau:

1.1. Cách tính điểm xét tuyển tốt nghiệp đối với giáo dục THPT

Công thức cách tính điểm xét tuyển Đại học như sau:

ĐIỂM XÉT TỐT NGHIỆP = / 10 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

  • 4 bài thi là Anh, Toán, Văn và Điểm trung bình bài thi tổ hợp.
  • Điểm trung bình lớp 12 được tính theo công thức: (Điểm trung bình kỳ 1 + Điểm trung bình kỳ 2) x2/3
  • Điểm ưu tiên là điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực.
  • Điểm khuyến khích là điểm dựa theo thành tích các thi sinh tham gia vào các cuộc thi Quốc gia, Tỉnh theo quy định của Bộ Giáo dục.

Để hình dung rõ hơn, các bạn có thể tham khảo ví dụ cách tính điểm thi xét tuyển Đại học sau:

Điểm thi tốt nghiệp của Lê Thị Hương lần lượt như sau:

  • Toán 8
  • Văn 8
  • Anh 9
  • Bài thi tổ hợp xã hội 8
  • Điểm trung bình cả năm lớp 12 là 8.5
  • Điểm khuyến khích 0,5

➡ Vậy, điểm xét tốt nghiệp của Hương sẽ là:

Điểm xét tốt nghiệp = ((33,5:4)x7+(8,5x3))/10= 8,4125

Cách tính điểm xét tuyển THPT

1.2. Cách tính điểm xét tuyển tốt nghiệp đối với GDTX

Đối với hệ Giáo dục thường xuyên, cách tính điểm xét tuyển Đại học theo công thức như sau:

ĐXTN= x 3 / 10 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Các thành phần tương tự trong công thức tính điểm hệ THPT. Ví dụ: Linh có điểm thi 3 bài là:

  • Toán 6
  • Anh 5
  • Văn 7
  • Điểm trung bình lớp 12 là 7

➡ Vậy, điểm xét tốt nghiệp của Linh là:

Điểm xét tốt nghiệp = / 10 = 6,3

1.3. Cách tính tổng điểm xét tuyển Đại học đối với các trường có môn nhân đôi hệ số

Công thức cách tính điểm xét tuyển Đại học như sau:

ĐXTN = / 4 + Điểm ưu tiên nếu có.

Ví dụ, điểm các môn của thí sinh lần lượt là:

  • Toán 7
  • Văn 6
  • Anh 8
  • Không có điểm ưu tiên.
  • Điểm tiếng Anh x2.

➡ Vậy điểm xét tuyển sẽ là:

Điểm xét tốt nghiệp = x 3/4 + 0 = 21,75 điểm.

1.4. Cách tính điểm tổ hợp môn xét tuyển Đại học đối với trường không nhân đôi hệ số

Công thức cách tính điểm xét tuyển Đại học như sau:

ĐXTN = Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Ví dụ, điểm các môn của thí sinh lần lượt là:

  • Toán 6
  • Lý 9
  • Hóa 10
  • Điểm ưu tiên là 1

Vậy điểm xét tuyển sẽ là:

Điểm xét tốt nghiệp = 6 +9 + 10 + 1 = 26 điểm.

Xét tuyển đại học với các trường không nhân đôi hệ số
Cách tính điểm xét tuyển đại học đối với các trường không nhân đôi hệ số

2. Cách tính điểm học bạ xét tuyển Đại học

Đối với hình thức xét tuyển Đại học dựa theo kết quả học bạ, Công thức cách tính điểm xét tuyển Đại học sẽ dựa theo yêu cầu của từng trường. Dưới đây là các công thức xét tuyển học bạ THPT phổ biến nhất mà các bạn có thể tham khảo qua:

Điều kiện xét tuyển Công thức xét tuyểnXét tuyển học bạ

Công thức cách tính điểm xét tuyển Đại học sẽ là điểm trung bình cộng các môn học của cả 3 năm 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12.

ĐXT = (ĐTB cả năm lớp 10 + ĐTB cả năm lớp 11 + ĐTB HK 1 lớp 12)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Cách tính điểm xét tuyển Đại học là:

ĐXT = (ĐTB cả năm lớp 10 + ĐTB cả năm lớp 11 + ĐTB cả năm lớp 12)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Cách tính điểm xét tuyển Đại học là:

ĐXT = (Điểm TB lớp 12 môn 1 + Điểm TB lớp 12 môn 2 + Điểm TB lớp 12 môn 3)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Cách tính điểm xét tuyển Đại học là:

ĐXT = (Điểm TB cả năm lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12)/2 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Điều kiện xét tuyển học bạ hiện nay đang mở ra nhiều cơ hội cho các bạn, vì thế, hãy cẩn thận, chuẩn bị sẵn sàng giấy tờ cũng như tìm hiểu kỹ về hình thức xét tuyển này nhé!

3. Tính điểm xét tuyển Đại học theo kết quả thi Đánh giá năng lực

Dưới đây là cách tính điểm xét tuyển Đại học dựa theo kết quả thi Đánh giá năng lực cụ thể từng trường mà các bạn nên biết:

3.1. Cách tính điểm xét tuyển Đại học trường Đại học quốc gia TPHCM

Bài thi có những câu hỏi và trọng số điểm khác nhau, điểm tối đa của từng phần thi trong bài thi ĐHQG TPHCM là: ngôn ngữ - 400 điểm, toán học tư duy - 300 điểm và giải quyết vấn đề 500 điểm.

Cách tính điểm xét tuyển Đại học như sau:

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 phần thi + Điểm ưu tiên nếu có.

Công thức quy về thang 30 tính như sau:

Điểm quy đổi = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200.

Ví dụ:

Thí sinh có tổng điểm 3 phần thi lần lượt là: ngôn ngữ 200 điểm, toán học tư duy 200 điểm, giải quyết vấn đề 400 điểm.

Điểm xét tuyển sẽ là 200+200+400 = 800 điểm.

Điểm quy đổi là 800x30/1200 = 20 điểm.

3.2. Cách tính điểm xét tuyển Đại học Trường Đại học quốc gia Hà Nội

Điểm tối đa trong bài thi đánh giá năng lực trường Đại học Quốc gia HN là 150 điểm, trong đó, chia thành 3 phần, số điểm tương ứng với số câu trả lời đúng. Số điểm tối đa từng phần bao gồm: phần tư duy định lượng - 50 điểm, phần tư duy định tính - 50 điểm, phần Khoa học - 50 điểm.

Cách tính điểm xét tuyển Đại học như sau:

Điểm xét tuyển = điểm thi tư duy định lượng + điểm thi tư duy định tính + điểm thi Khoa học.

Quy đổi ra thang điểm 30 theo công thức sau:

Điểm quy đổi = Tổng điểm bài thi đánh giá năng lực x 30/150.

Ví dụ: Điểm bài thi đánh giá năng lực của thí sinh lần lượt là: điểm bài thi định lượng 45, bài thi định tính 40, bài thi khoa học 35.

Điểm xét tuyển sẽ là 45+40+35 = 120.

Điểm quy đổi là 120x30/150 = 24.

Cách tính điểm xét tuyển Đại học Trường Đại học Bách khoa

Bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa có cấu tạo, điểm số tối đa như sau: phần tư duy toán học - 40 điểm, phần tư duy đọc hiểu - 20 điểm, phần tư duy giải quyết vấn đề - 40 điểm.

Cách tính điểm xét tuyển Đại học dựa theo tổng điểm bài thi:

Điểm xét tuyển = Điểm tư duy toán học + Điểm tư duy đọc hiểu + Điểm tư duy giải quyết vấn đề.

Để quy đổi ra thang điểm 10, chỉ cần lấy kết quả của điểm xét tuyển trên/10. Ví dụ điểm của thí sinh A lần lượt là:

  • Điểm tư duy toán học 10
  • Điểm tư duy đọc hiểu 15
  • Điểm tư duy giải quyết vấn đề 30

Điểm xét tuyển của thí sinh A = 10 + 15 + 30 = 55, quy đổi thang điểm 10 là 5,5/10.

Ngoài ra, các bạn có thể xem chi tiết Cách tính điểm xét tuyển Đại học của từng trường trên hệ thống tin tức chính thống của trường đó nhé!

Công thức tính điểm xét tuyển đánh giá năng lực đại học Bách khoa
Cách tính điểm xét tuyển đại học Bách khoa Hà Nội

Xem thêm:

“Bật mí” cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2024 chính thức!

4. Cách tính điểm xét tuyển Đại học vào các trường công an, quân đội

Đối với 1 số trường công an, quân đội thi theo đề của Bộ Công An, cấu trúc bài thi và thang điểm sẽ chia thành: điểm thi trắc nghiệm - 60 điểm, điểm tự luận - 40 điểm. Tổng điểm là 100.

Cách tính điểm xét tuyển Đại học dựa trên điểm bài thi đánh giá năng lực 60% và điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm 40% trên tổng điểm xét tuyển.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm thi đánh giá năng lực x 60% + Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT x 40%.

Ví dụ, điểm thi đánh giá năng lực của thí sinh B là 70 điểm, điểm thi tốt nghiệp THPT là 8 điểm. Vậy, điểm xét tuyển vào các trường công an, quân đội = 70 X 60% + 8 X 40% = 45,2 điểm.

Mỗi trường, mỗi hình thức sẽ có các cách tính điểm xét tuyển Đại học khác nhau. Hãy chú ý các thành phần tính điểm để không bị nhầm lẫn nhé!

III. Điểm ưu tiên trong Cách tính điểm xét tuyển Đại học

Một thành phần điểm quan trọng trong công thức tính điểm xét tuyển Đại học đó là điểm được ưu tiên theo đối tượng, khu vực. Cụ thể các trường hợp, mức điểm ưu tiên như sau:

1. Các nhóm đối tượng ưu tiên tuyển sinh

Đối tượng ưu tiên tuyển sinh Mô tả đối tượng, điều kiện

Nhóm UT1

010203
  • Thương binh, bệnh binh, người có "Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;
  • Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;
  • Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;
  • Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định.
04
  • Thân nhân liệt sĩ;
  • Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
  • Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;
  • Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
  • Con của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Nhóm UT2

05
  • Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học;
  • Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng ở khu vực khác;
  • Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn;
  • Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở. Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày ĐKXT.
06
  • Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có nơi thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01;
  • Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%;
  • Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
07
  • Người khuyết tật nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện;
  • Người lao động ưu tú thuộc tất cả thành phần kinh tế từ cấp tỉnh, cấp bộ trở lên được công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
  • Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên dự tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên;
  • Y tá, dược tá, hộ lý, y sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, người có bằng trung cấp Dược đã công tác đủ 3 năm trở lên dự tuyển vào đúng ngành tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe.

2. Các khu vực ưu tiên tuyển sinh

Theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về phân chia khu vực tuyển sinh như sau:

Khu vực ưu tiên tuyển sinh Mô tả khu vực và điều kiệnKhu vực 1 (KV1)
  • Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi;
  • Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
  • Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT)
  • Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
Khu vực 2 (KV2)
  • Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
  • Các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
Khu vực 3 (KV3)
  • Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

III. Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

1. Công bằng đối với thí sinh

a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;

b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;

c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;

d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;

đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.

2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo

a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;

b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

3. Minh bạch đối với xã hội

a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;

b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.

Để hiểu rõ hơn về quy định điểm ưu tiên tuyển sinh theo khu vực, theo đối tượng, và cách tính điểm xét tuyển Đại học ưu tiên chuẩn xác, các bạn tham khảo chi tiết trong bài viết “Các khu vực & đối tượng ưu tiên tuyển sinh Đại học năm 2024”.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính điểm xét tuyển Đại học mà bạn cần nắm rõ. Prep chúc các bạn đạt được kết quả thi Đại học 2024 tốt nhất!