Điểm nhấn chính:
- Coca-Cola là công ty nước giải khát lớn nhất thế giới, trong khi PepsiCo đứng thứ hai.
- Sự khác biệt chính giữa hai công ty này là Coca-Cola có danh mục sản phẩm và thương hiệu đa dạng hơn PepsiCo.
- Coca-Cola đã làm tốt trên thị trường nước giải khát, nhưng PepsiCo đã làm tốt hơn ở thị trường Việt Nam.
Ngày nay, ngành công nghiệp đồ uống được thống trị bởi hai công ty lớn là Coca-Cola và PepsiCo. Mặc dù là đối thủ cạnh tranh trong hơn một thế kỷ, với nhiều quảng cáo mang tính “khịa nhau” của hai ông lớn ngành đồ uống không cồn, mấy ai biết rằng, nguồn gốc và thành công bền vững của hai thương hiệu này rất giống nhau.
Hãy cùng Tititada tìm hiểu về hai thương hiệu nổi tiếng này nhé!
Sự khởi đầu của Coca-Cola và PepsiCo
Coco-Cola ra đời vào năm 1886 ở Atlanta - nơi dược dĩ John Pemberton pha chế một loại rượu coca có tên là “Rượu vang Pháp Coca” và bán nó với giá 5 xu một ly. Thức uống này đã thành công và Pemberton đã nỗ lực cải tiến công thức thành Coca-Cola. Thông qua hoạt động tiếp thị xuất sắc và mở rộng toàn cầu, Coca-Cola đã trở thành một biểu tượng và lan rộng trên toàn thế giới.
PepsiCo nổi lên vào năm 1965 sau sự hợp nhất của Pepsi-Cola và Frito-Lay. Thời điểm đó, PepsiCo đã có doanh thu 700 triệu USD từ thức uống của họ và 400 nhãn hiệu khác. Ngày nay, PepsiCo có doanh thu hơn 63 tỷ USD hàng năm, với hơn 2,000 thương hiệu khác nhau, nhưng đồ uống vẫn là phân khúc lớn nhất của họ. Trong những năm gần đây, PepsiCo đã đa dạng hóa các lựa chọn lành mạnh hơn bằng cách mua lại Quaker Oats, Naked Juice và những sản phẩm khác để bổ sung vào danh mục đồ ăn nhẹ và soda của họ.
Hiện Coca-Cola hoạt động tại hơn 200 quốc gia với 300 đối tác đóng chai, trong khi PepsiCo có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quy mô, sức mạnh tiếp thị và danh mục sản phẩm đã tạo cho mỗi doanh nghiệp một vị thế cạnh tranh mạnh mẽ để tiếp tục mở rộng sang các khu vực và phân khúc mới.
So sánh Coca-Cola và PepsiCo trên thị trường nước giải khát quốc tế
1. Thị phần nước giải khát
Coco-Cola là công ty dẫn đầu thị trường đồ uống không cồn toàn cầu. Năm 2019, Coca-Cola giữ 42% thị phần nước giải khát thế giới, tạo ra doanh thu 37 tỷ USD và lợi nhuận 8.9 tỷ USD; trong khi PepsiCo chiếm 31% thị phần nước giải khát thế giới với doanh thu 29 tỷ USD và 7.3 tỷ USD lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đồ uống của họ.
Về mặt địa lý, Coca-Cola thống trị các thị trường mới nổi trong khi PepsiCo dẫn đầu ở Bắc Mỹ. Tại Hoa Kỳ, Coca-Cola dẫn đầu với 44.5% thị phần so với 43.8% thị phần của PepsiCo, theo Statistics.
Về mặt phân phối, Coca-Cola vận hành hệ thống phân phối đồ uống lớn nhất thế giới, khả năng tiếp cận hơn 16 triệu cửa hàng bán lẻ trên 200 quốc gia, gần như là 99% dân số thế giới. Mạng lưới phân phối của PepsiCo trải rộng trên 60 quốc gia, tiếp cận phần lớn các nước đang phát triển nhưng ở quy mô nhỏ hơn.
Trong tiếp thị, nhìn bề ngoài thì thấy chẳng ai chịu thua ai. Chiến lược tiếp thị của hai ông lớn nước ngọt có ga đều tập trung vào biểu tượng văn hóa, gắn liền với những giá trị tích cực như hạnh phúc, đoàn kết và hoài niệm. Nhưng Coca-Cola có vẻ thành công hơn, vì thông điệp công ty mang lại văn minh hơn, biết đánh vào tình cảm gia đình vào mỗi mùa Lễ Tết, nên có thị phần nước giải khát cao hơn so với Pepsi.
2. Danh mục sản phẩm
Về mặt sản phẩm, cả hai công ty đều cung cấp các loại đồ uống tương tự như nước ngọt có ga, nước trái cây, cà phê, trà và nước đóng chai, nhưng Coca-Cola có sự đa dạng hóa cao hơn. Coca-Cola sở hữu Georgia Coffee, Costa Coffee, đã phân nhánh sang đồ uống có cồn với các giao dịch như Casa San Matias Tequila và tạo ra khoảng 20% doanh thu từ nước đóng chai và nước trái cây. Sự đa dạng hóa này mang lại cho Coca-Cola lợi thế cạnh tranh so với PepsiCo, vốn phụ thuộc nhiều hơn vào thương hiệu Pepsi cùng tên và Gatorade.
Dòng sản phẩm và danh mục sản phẩm đa dạng của Coca-Cola mang lại lợi thế cạnh tranh so với PepsiCo. Điều này là do Coca-Cola không chỉ dựa vào một hoặc hai sản phẩm để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại, việc PepsiCo phụ thuộc vào nước ngọt Pepsi và khoai tây chiên Frito-Lay hàng đầu để bán sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ vì khi doanh số bán một trong hai sản phẩm giảm thì doanh thu của PepsiCo cũng giảm theo.
Tuy nhiên, với xu hướng ngày càng hướng tới các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn, cả hai công ty đều điều chỉnh chiến lược của mình để duy trì tính cạnh tranh. Theo đó, Coca-Cola đã giới thiệu nhiều loại sản phẩm “healthy”, trong đó có Coca Light và Coca Zero. Đây là những lựa chọn sáng giá để người tiêu dùng vừa có thể thưởng thức được hương vị Coca-Cola quen thuộc, mà vẫn kiểm soát được lượng đường nạp vào cơ thể. Trong khi đó, PepsiCo cũng cho ra mắt Diet Pepsi Max ở thị trường Mỹ. Đồng thời còn đưa ra tuyên bố gây sốc là cho tới năm 2025 sẽ giảm lượng đường xuống 100 calories trong 2/3 sản phẩm.
3. Hiệu quả tài chính
Trong khi Coca-Cola có nhiều điểm mạnh trên thị trường nước giải khát không cồn toàn cầu thì công ty này cũng có một số điểm yếu. Một trong những điểm yếu đáng kể của Coca-Cola là gánh nặng nợ nần. Khoản nợ của công ty có thể là do việc mua lại Coca-Cola Enterprises (CCE) vào năm 2010, vì nó đã gánh luôn khoản nợ 8.88 tỷ USD của CCE. Việc trả lãi cho các khoản nợ có thể làm tiêu hao đáng kể nguồn lực của Coca-Cola, bất kể công ty có tạo ra dòng tiền dương hay không. Điều này làm giảm lượng tiền mặt sẵn có để đầu tư vào các sáng kiến tăng trưởng hoặc chi trả cổ tức.
Tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA của Coca-Cola là 3.4 vào năm 2008, nhưng công ty đã giảm xuống còn 1.82 vào năm 2022. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn là mối lo ngại đối với các nhà đầu tư vì nó cho thấy rằng Coca-Cola có gánh nặng nợ đáng kể so với thu nhập của mình.
Ngược lại, PepsiCo có gánh nặng nợ ít hơn Coca-Cola. Tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA của PepsiCo là 3.4 vào năm 2008, nhưng công ty đã đạt được tiến bộ trong việc giảm gánh nặng nợ kể từ đó. Mặc dù khoản nợ của PepsiCo không làm tê liệt công ty nhưng nó lại cản trở sự tăng trưởng ở một khía cạnh nào đó vì công ty phải trả lãi cho khoản nợ của mình.
Điều đáng chú ý là Coca-Cola vẫn duy trì được tình hình tài chính vững mạnh bất chấp gánh nặng nợ nần. Năm 2021, Coca-Cola báo cáo thu nhập ròng là 7.4 tỷ USD, tăng 2% so với năm trước. Doanh thu của công ty cũng tăng 5% lên 33 tỷ USD. Ngoài ra, chương trình mua lại cổ phiếu của Coca-Cola đã giúp giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, điều này có thể mang lại lợi ích cho cổ đông về lâu dài.
Coca-Cola “lép vế” trước PepsiCo tại thị trường nước giải khát Việt Nam.
Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu, Coca-Cola bao nhờ cũng nhỉnh hơn PepsiCo, nhưng thực tế lại trái ngược ở thị trường Việt Nam. Pepsi có mặt ở Việt Nam trước Coca-Cola, Pepsi đã thực hiện chiến lược giá rẻ, cộng thêm chất lượng uy tín toàn cầu, Pepsi đã đè bẹp các đối thủ ở Việt Nam và tiến đến thiết lập hệ thống phân phối trên toàn lãnh thổ Việt. Đây là giai đoạn hưng thịnh nhất của Pepsi, người người đi đâu cũng thấy những bảng hiệu quảng cáo của Pepsi từ quán cà phê ra sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau đó, Coca-Cola cũng gia nhập thị trường Việt, và phải đối mặt với đối thủ truyền kiếp là Pepsi. Đều là hai chiến binh lắm tiền nhiều của, bất cứ khi nào Coca-Cola ra chiến dịch giảm giá, thì Pepsi cũng thực hiện chiến dịch tương tự.
Vì thế, trong suốt giai đoạn 2017-2021, PepsoCo luôn có doanh thu thuần và lợi nhuận cao hơn Coca-Cola Việt Nam.
Sau hơn 20 năm có mặt tại thị trường nước giải khát Việt Nam, mặc dù liên tiếp thua lỗ nhưng Coca-Cola vẫn tiếp tục mở rộng quy mô, vì thế đã bị nghi ngờ có hành vi chuyển giá, trốn thuế. Lợi nhuận của Coca-Cola tại Việt Nam không cao là vì hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Sau khi cơ quan thuế vào cuộc ráo riết, tới năm 2013, Coca-Cola Việt Nam mới lần đầu tiên báo lãi với con số 150 tỷ đồng. Do lỗ lũy kế quá lớn nên phải đến năm 2015, công ty mới lần đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau đó, Coca-Cola Việt Nam đã liên tục báo lãi, lợi nhuận thậm chí tăng trưởng với tốc độ mạnh hơn. Tháng 7/2022, Swire Pacific Ltd. thông báo mua các hoạt động đóng chai của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia với giá 1,015 tỷ USD. Sự kiện này đặt ra câu hỏi rằng Coca-Cola sẽ giành lại vị trí đứng đầu tại thị trường Việt Nam khỏi PepsiCo sau khi về tay chủ mới hay không?
Như vậy, cư dân mạng thường có câu nói vui “30 chưa phải là Tết”. Dù là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nước giải khát thế giới, Coca-Cola cũng chịu thua thê thảm trước PepsiCo với hàng loạt cáo buộc trốn thuế khi mở rộng hoạt động sang Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa Coca-Cola và PepsiCo đến nay vẫn chưa có hồi kết. Xuất phát điểm giống nhau, nhưng cả hai cũng đã thiết kế hướng đi riêng cho mình và cũng đã gặt hái được những thành công mà các doanh nghiệp khác không có được.