Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ tết truyền thống vẫn được người Việt duy trì đến bây giờ. Mỗi dịp Trung Thu đến, các gia đình lại bày biện, sửa soạn với bánh dẻo, bánh nướng và những chiếc đèn nhiều màu sắc. Nhắc đến Trung thu, người ta không thể không nhắc tới đèn ông sao. Vậy bạn có biết nguồn gốc, sự tích và ý nghĩa đèn ông sao chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Ý nghĩa đèn ông sao không phải ai cũng có thể hiểu hết
Sự tích về chiếc đèn ông sao
Đó là câu chuyện về hai người yêu nhau. Họ chia sẻ với nhau những khó khăn, hạnh phúc qua những bức thư. Thời gian cứ thế trôi qua, họ ngày càng thấu hiểu nhau hơn. Cuối cùng đến một ngày, hai người quyết định gặp nhau.
Chàng trai đã vô cùng sung sướng, hạnh phúc nhưng dường như chàng lại cảm nhận được người mà mình đem lòng yêu thương đã có người trong mộng, và đó không phải chàng. Chàng bắt đầu trở nên lo lắng, bồn chồn vì không còn thấy tự tin như trước. Tuy nhiên, lúc chàng trai cảm thấy vô cùng lo lắng thì ông bụt đã xuất hiện. Để giúp đỡ chàng trai, ông bụt đã tặng chàng một vật mềm dùng để đeo lên mặt khi chàng đi gặp cô gái. Nàng sẽ không nhận được ra chàng, lúc này ông bụt tặng thêm một vật nữa để dùng khi trời tối. Nó có thể giúp chàng hiểu được mọi chuyện.
Gặp được ông bụt, đeo vật mà bụt đưa trên mặt, chàng trai cảm thấy vô cùng tự tin để đến gặp người mình yêu. Gặp được người trong mộng, chàng vô cùng hạnh phúc và bất ngờ trước vẻ đẹp của nàng. Tuy nhiên, chàng lại không thể đến và ôm cô gái ấy bởi xung quanh nàng có quá nhiều chàng trai khôi ngô, tuấn tú khác. Chàng đứng đó, giơ vật mà ông bụt tặng lên, nhiều vì sao trên trời bỗng sà xuống, gắn chặt vào vật đó tạo thành một chiếc đàn giống với hình ông sao. Chiếc đèn vụt sáng, chàng thấy được người con gái mình yêu đang bên cạnh người con trai khác, khôi ngô tuấn tú. Quá thất vọng, chàng lặng lẽ bỏ đi với một trái tim tổn thương.
Sự tích này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa đèn ông sao
Từ lúc đó, chàng trai chỉ chú tâm vào rèn luyện, học tập. Chính nỗ lực ấy đã giúp chàng trở thành vị vua anh minh của một vương quốc. Nhưng chàng vẫn luôn nhớ về mối tình đầu của mình, để kỉ niệm điều đó, vào mỗi ngày rằm tháng Tám, ông vua lại cho tổ chức một lễ hội mà những người tham sẽ đeo vật mà ông bụt khi xưa đã tặng, tay cầm chiếc đèn giống như hình ông sao để soi sáng mọi thứ.
Tuy nhiên, lễ hội này được tổ chức dành cho các em nhỏ bởi ông vua cho rằng, tâm hồn trẻ con là trong sáng nhất. Chính vì vậy dù có mang chiếc mặt nạ xấu xí thì tấm lòng lương thiện, trong sáng ấy cũng không thể bị che mờ. Chiếc đèn hình ngôi sao sẽ luôn thắp sáng những hy vọng, giúp trẻ em tin tưởng vào sự chân thành đó mà lớn lên.
Tham khảo bài viết : Giải mã ý nghĩa các loại đèn trung thu truyền thống?
Ý nghĩa đèn ông sao trong ngày Tết Trung Thu
Cũng chính từ sự tích của chiếc đèn này, mỗi người chắc chắn sẽ hiểu thêm được về ý nghĩa của đèn ông sao. Chiếc đèn ấy là biểu tượng của ánh sáng chân thành, soi sáng tâm hồn trẻ thơ, giúp chúng lớn lên khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, chiếc đèn ông sao đơn giản với năm cánh còn là biểu tượng của ngũ hành tương sinh, tương khắc trong phong thủy. Cần chiếc đèn ông sao trong ngày Trung Thu thể hiện sự hy vọng vào một khởi đầu mới thuận lợi hơn với những mục tiêu rõ ràng. Nhiều người tin rằng, ánh sáng từ đèn ông sao sẽ giúp xua đuổi được ma quỷ, đem đến sự may mắn trong cuộc sống,…
Chiếc đèn ông sao từ đó trở thành vật dụng phổ biến trong ngày rằm tháng Tám. Trong ý niệm mỗi người, chiếc đèn sáng như mặt trăng ấy sẽ luôn soi rọi tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ. Ý nghĩa đèn ông sao không to lớn nhưng lại vô cùng gần gũi, gắn bó với biết bao thế hệ và vẫn luôn là vật dụng không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu.
Hãy cùng đón xem thêm các bài viết ý nghĩa khác tại Đèn trang trí Joymart nhé.