Đơn vị:

Lá sa kê trị bệnh tiểu đường có hiệu quả không?

Lá sa kê trị bệnh tiểu đường được xem là bài thuốc dân gian quen thuộc được lưu truyền từ thời ông bà xưa. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc này như thế nào và cách sử dụng ra sao thì không phải ai cũng biết.

Đái đáo đường là một căn bệnh phổ biến mà nguyên nhân là do tuyến tụy trong cơ thể không sản xuất đủ insulin (tiểu đường type 1) hoặc sự đề kháng insulin tại tế bào (tiểu đường type 2). Nếu không điều trị, tiểu đường có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây mù lòa, suy thận, các bệnh lý mạch vành, tổn thương dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân… Vì vậy, việc sớm kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng là rất cần thiết đối với bệnh nhân.

Lá sa kê trị bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu lá sa kê có tác dụng gì trong điều trị bệnh tiểu đường, bạn cần biết các công dụng của lá sake. Vậy lá sa kê trị bệnh gì? Trong các bài thuốc dân gian, lá sa kê có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị các tình trạng sau:

  • Phù thũng
  • Viêm gan, vàng da
  • Trị nhọt
  • Huyết áp cao
  • Sỏi thận
  • Tiểu đường type 2
  • Gout

Tác dụng của lá sa kê trị bệnh tiểu đường

Cây sa kê hay còn có tên khác là cây xa kê, cây bánh mì, có tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ Dâu tằm. Cây sa kê được trồng nhiều ở vùng miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Lá sa kê được chứng minh có tác dụng chữa trị hiệu quả bệnh gan, cường lách, tim, thận, huyết áp cao, tiểu đường, trị các bệnh sưng tấy hoặc ngứa da.

lá sa kê trị bệnh tiểu đường

Về tác dụng của lá sa kê trong điều trị bệnh tiểu đường, các nghiên cứu hiện tại đã chứng minh được:

Công dụng của lá sa kê có khả năng chống lại các tổn thương ở tuyến tụy do alloxan - nicotinamide gây ra. Bởi vì lá sa kê có chứa flavonoid giúp tăng cường hoạt động chống oxy hóa, đồng thời kích thích tuyến tụy bài tiết insulin và góp phần giúp ổn định đường huyết một cách hiệu quả.

Cũng hợp chất flavonoid giúp hạ cholesterol trong máu - dạng rối loạn lipid thường mắc kèm với rối loạn đường huyết.

Trong các bài thuốc dân gian, tác dụng của lá sa kê còn giúp điều trị suy thận cấp tính. Dược liệu này giúp giảm nồng độ creatinin trong máu của bệnh nhân.

Ngoài lá sa kê trị bệnh tiểu đường, ăn quả sa kê cũng rất có lợi cho bệnh nhân. Với hàm lượng chất xơ cao (5g chất xơ trong 100g quả), không chứa gluten, chỉ số đường huyết rất thấp, giàu vitamin và acid amin, omega, quả sa kê phù hợp để dùng ăn kiêng, không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Bên cạnh đó, hương vị của nó cũng rất thơm ngon.

Những công dụng khác của cây sa kê

Bên cạnh tác dụng của lá sa kê trị tiểu đường thì nhiều theo y học cổ truyền, lá và quả của sa kê còn nhiều công dụng được đánh giá cao khác như:

  • Kích khích tăng trưởng tế bào mới, bảo vệ và làm đẹp da: Tác dụng của lá và quả sa kê là chống oxy hoá, bảo vệ da khỏi tác động tiêu cưc từ tia UV. Đồng thời kích thích sản sinh tế bào mới giúp da mịn màng và đẹp hơn.
  • Chống lại nhiễm trùng: Trong sa kê chứa một lượng lớn các hoạt chất oxy hóa giúp ngăn ngừa hình thành gốc tự do và tăng cường miễn dịch, chống lại nhiễm trùng.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Điều hoà nhịp tim, ổn định huyết áp và giảm lượng cholesterol không chỉ là tác dụng của lá sa kê có lợi với tim mạch giúp ích cho lá sa kê trong việc trị bệnh tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng.
  • Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua do viêm loét dạ dày gây ra
  • Giúp nuôi dưỡng tóc chắc khoẻ.

Các bài thuốc từ lá sa kê trị bệnh tiểu đường

Bài thuốc từ lá sa kê trị bệnh tiểu đường cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 2 lá sa kê, 50 gram lá ổi non, 100 gram đậu bắp tươi. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần cho tất cả các nguyên liệu đã rửa sạch vào nồi nấu nước hàng ngày. Đun sôi các nguyên liệu với khoảng 2 lít nước, cho đến khi sắc còn 1 lít là dùng được. Dùng uống hàng ngày sẽ giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Nước sau khi sắc bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh, uống trong ngày. Lưu ý không bảo quản quá 24h.

bài thuốc từ lá sa kê trị bệnh tiểu đường

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lại kèm bệnh huyết áp cao thì nên áp dụng bài thuốc sau: Sử dụng nguyên liệu khoảng 2-3 lá sa kê tươi đã vàng vừa rụng xuống mang đi rửa sạch. Lấy 20gram lá chè xanh và 50gram rau ngót tươi rửa sạch. Dùng tất cả nguyên liệu này đem nấu nước uống hàng ngày sẽ giúp ổn định đường huyết và huyết áp rất tốt.

Những lưu ý khi dùng lá sa kê trị bệnh tiểu đường

lưu ý khi dùng lá sa kê trị bệnh tiểu đường

Mặc dù bài thuốc từ lá sa kê trị bệnh tiểu đường được cho là khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây khi áp dụng:

  • Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh tiểu đường mà có sự điều chỉnh, gia giảm liều lượng thuốc phù hợp để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. Hãy hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ trước về liều lượng, thời gian áp dụng, cách dùng như thế nào là hợp lý.
  • Lá sa kê là loại dược liệu có độc tính nhất định nên phải hết sức cẩn thận khi dùng, tránh dùng kéo dài có thể gây hại đến sức khỏe. Trong một thí nghiệm trên chuột tại Ấn Độ cho thấy cao khô của vỏ, lá sa kê có tác dụng lợi tiểu ở liều 20 mg cao/kg khối lượng cơ thể, nhưng sẽ trở thành chất độc ở liều 80 mg/kg cơ thể. Liều lượng mỗi ngày dùng một lá dạng sắc uống, nhưng do lá có độc nên bạn chỉ nên uống cách tuần tức là khi uống một tuần thì phải nghỉ một tuần, không được dùng liên tục như uống trà. Có thể dùng lá sa kê tươi hoặc là già, lá phơi khô đều được.
  • Bài thuốc từ lá sa kê chỉ là bài thuốc hỗ trợ, chứ không thể thay thế cho phác đồ điều trị bệnh tiểu đường chính thức bằng thuốc.
  • Cần thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày để kiểm soát tốt bệnh.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của lá sa kê trị bệnh tiểu đường và cách dùng an toàn, hiệu quả. Cuối cùng, hãy lưu ý rằng tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm và bạn không thể tự chữa khỏi tại nhà được. Vì vậy, hãy thăm khám sớm và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

[embed-health-tool-bmi]