Dầu dừa là “mỹ phẩm thiên nhiên” được nhiều chị em tin dùng để dưỡng tóc, dưỡng mi,.... Thế nhưng cách làm dầu dừa thực chất lại vô cùng đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm dầu dừa tại nhà. Hôm nay hãy cùng Team PasGo điểm qua 2 cách làm dầu dừa bằng phương pháp thủ công và lạnh và tìm hiểu xem nên làm cách nào thì chất lượng dầu dừa thu được tốt hơn nhé.
1. Cách làm dầu dừa thủ công cực nhanh tại nhà
Dầu dừa thủ công - dầu dừa truyền thống hay còn được nhiều người gọi là dầu dừa nóng là dầu dừa làm ra theo cách chưng cất nhiệt. Đây là phương pháp làm dầu dừa đơn giản, tiết kiệm chi phí nên chị em có thể dễ dàng thực hiện ngay.
Chuẩn bị nguyên liệu làm dầu dừa thủ công
- Dừa khô
- Nước sôi
- Máy xay sinh tố
- Hũ đựng dầu dừa
- Nồi nấu nước cốt
- Đồ lọc nước cốt dừa
Cách làm dầu dừa thủ công đơn giản
Bước 1: Xay cơm dừa với nước sôi
- Đầu tiên, bổ đôi quả dừa sau đó nạo lấy phần cùi dừa và bào nhuyễn thành những sợi nhỏ vụn (cơm dừa).
Bào nhuyễn cơm dừa
- Tiếp đến, bạn cho phần cơm dừa vào máy xay, xay nhuyễn với nước nóng.
Xay nhuyễn cơm dừa
Bước 2: Lọc lấy nước cốt dừa
- Bạn dùng một tấm vải thưa trải căng lên một cái tô, đổ hỗn hợp đã xay nhuyễn lên tấm vải để dầu dừa nhỏ vào tô.
- Vắt mạnh bằng tay để lấy được tất cả nước cốt.
Lọc lấy phần nước cốt dừa
Bước 3: Thắng nước cốt dừa
- Bắc nồi nước lên bếp, đổ nước cốt vào nồi và nấu với lửa nhỏ.
Cách thắng dầu dừa tại nhà
- Khuấy đều tay đến khi dung dịch sôi và bắt đầu bay hơi.
- Khi lớp cặn ngả màu nâu và dầu dừa trở nên trong suốt là được.
Cách thắng dầu dừa nguyên chất
- Thời gian đun sôi nước cốt cho đến khi dầu dừa trong lại có thể mất khoảng 1 giờ với 2 trái dừa. Bạn hãy kiên nhẫn và khuấy liên tục để nước cốt không bị khét nhé!
Bước 4: Cách lọc dầu dừa
- Cuối cùng, sau khi phần cơm dừa ngả toàn bộ sang màu nâu sẫm bạn có thể lọc dần dầu dừa ra tô.
- Đợi dầu dừa nguội hẳn, bạn cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín, bảo quản ở nơi khô thoáng để dưỡng tóc, dưỡng mi, dưỡng da vô cùng hiệu quả.
Thành phẩm dầu dừa dưỡng tóc được làm từ phương pháp nóng tại nhà
Ngoài ra, với cách nấu dầu dừa bằng phương phóng nóng này thì bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu. Tuy nhiên không nên đậy nắp nồi cơm điện trong quá trình nấu để tránh nước cốt dừa bị trào, dùng thìa đảo đều để nước cốt dừa không bị đọng lại dưới đáy nếu không sẽ gây ra tình trạng khê hoặc cháy.
>> Xem thêm: Tự nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện siêu nhanh và nhàn
2. Cách làm dầu dừa lạnh tại nhà
Dầu dừa lạnh khác gì dầu dừa thủ công
Trên thực tế, các bước làm dầu dừa thủ công (dầu dừa nóng) và dầu dừa lạnh là gần như giống nhau. Sự khác nhau ở đây nằm ở công đoạn tách nước bằng nhiệt độ cao hay tách nước bằng nhiệt độ thấp trong quá trình sản xuất dầu dừa.
Chuẩn bị nguyên liệu làm dầu dừa lạnh
- Dừa (chọn quả già, vỏ nâu)
- Dao chặt dừa
- Máy xay sinh tố
- Hũ đựng dầu dừa
- Đồ nạo cơm và lọc nước cốt dừa
Cách làm dầu dừa lạnh được nhiều
Cách nấu dầu dừa ép lạnh sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn, chống lại quá trình oxy hóa mà lại vô cùng đơn giản, bạn có thể tự làm dầu dừa để dưỡng tóc, dưỡng mi, làm đẹp da chỉ bằng những bước cực đơn giản dưới đây:
Cách làm dầu dừa ép lạnh tại nhà vô cùng đơn giản
>> Xem thêm: Cách sử dụng dầu dừa cho tóc mọc nhanh, dài, dày và đẹp
Bước 1: Lấy cơm dừa
- Bổ đôi quả dừa, sau đó dùng đồ nạo dừa để nạo lấy cơm dừa.
- Nếu không có đồ nạo thì dùng dao hoặc muỗng cứng thay thế và cắt thịt cơm dừa thành các miếng nhỏ nhé.
Lấy cơm dừa
Bước 2. Xay và lọc lấy nước cốt dừa
- Cho cơm dừa vào máy xay, thêm một ít nước và xay ở chế độ trung bình cho đến khi tạo được hỗn hợp sệt và nhuyễn mịn.
Xay nhuyễn cơm dừa
- Lấy khăn vải lọc lấy phần nước cốt dừa và bỏ đi phần bã dừa. Bạn nhớ vắt mạnh tay để không bỏ sót nước cốt.
Vắt lấy nước cốt dừa
Bước 3: Đợi lắng và thu dầu dừa nguyên chất
- Cho toàn bộ nước cốt dừa đã ép vào hũ thủy tinh đậy kín và để ở nơi khô ráo trong vòng 1 ngày.
- Khi hỗn hợp lắng lại, nước cốt dừa sẽ tạo thành 2 tầng, phần váng đông màu vàng phía trên và dầu dừa nguyên chất phía dưới.
Cho nước cốt dừa vào hũ thủy tinh và để trong 24h
Bước 4: Cho dầu dừa vào lọ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
- Tiếp tục cho hũ nước cốt dừa vào tủ lạnh khoảng 2-3 giờ, lớp trắng đục tự động đông lại.
- Bạn chỉ cần hớt phần váng bỏ đi là đã hoàn thành cách làm dầu dừa tại nhà và thu được sản phẩm dầu dừa vừa an toàn vừa chất lượng rồi.
Thành phẩm dầu dừa nguyên chất được làm từ phương pháp lạnh
Nên làm dầu dừa thủ công hay dầu dừa lạnh
Dầu dừa thủ công tuy dễ làm hơn dầu dừa lạnh nhưng nhiều người thường khuyên nên làm dầu dừa lạnh hơn dầu dừa thủ công. Vậy nguyên nhân là do đâu? Dầu dừa thủ công hay dầu dừa lạnh tốt hơn?
- Dầu dừa lạnh thu được dầu dừa nguyên chất, giữ được lượng dưỡng chất cao hơn dầu dừa truyền thống.
- Dầu dừa ép lạnh có màu trắng trong và mùi thơm nhẹ chứ không có màu vàng, mùi nồng và hắc như dầu dừa ép nóng.
- Thời gian sử dụng của dầu dừa lạnh lâu hơn hẳn dầu dừa thủ công thủ công. Dầu dừa nóng xử lý nhiệt làm cho các axit bé bị oxy hóa, làm dầu có mùi lạ và tuổi thọ của dầu giảm.
>> Xem thêm: Những lưu ý khi dụng dầu dừa dưỡng mi - Bật mí cách để có hàng mi cong dày
3. Cách bảo quản dầu dừa tự làm được lâu không bị hỏng
Bạn có thể kéo dài thời hạn sử dụng của dầu dừa nếu bảo quản đúng cách. Dưới đây là 3 cách bảo quản dầu dừa được nhiều người tin dùng:
- Trong lọ kín: Bạn nhớ luôn đậy kín lọ dầu dừa sau khi bạn sử dụng xong để tránh không khí và các chất gây ô nhiễm bên ngoài làm dầu dừa nhanh hỏng.
- Bảo quản trong tủ lạnh: Cách này giúp kéo dài thời gian sử dụng của dầu dừa lên đến 1-2 năm hoặc hơn. Nhiệt độ dưới 23 độ C là điều kiện lí tưởng để bảo quản dầu dừa. Dầu dừa sẽ đông đặc lại nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng.
- Bảo quản ở nơi tối: Nếu bạn bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng, hãy để ở nơi tối như tủ hoặc tủ đựng thức ăn và tránh ánh nắng trực tiếp. Ở nhiệt độ bình thường dầu dừa có thể sử dụng được khoảng 6 tháng.
Cách bảo quản dầu dừa tự làm được lâu không bị hỏng
4. Cách nhận biết dầu dừa bị hư hỏng
Những dấu hiệu hư hỏng sau đây có thể cho biết dầu dừa nhà làm có bị hỏng hay không:
- Đổi màu: Cách làm dầu dừa tại nhà sẽ cho thành phẩm có màu trắng nhạt. Nếu dầu dừa của bạn bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây; có bất kỳ đốm dầu sẫm màu nào; hoặc có dấu hiệu bị mốc bạn đừng sử dụng nhé!
- Mùi hương: Dầu dừa có mùi thơm dễ chịu tự nhiên của dừa, hoặc mùi hương trung tính. Dầu dừa ôi thiu sẽ có mùi chua hoặc đắng.
- Kết cấu: Dầu dừa sẽ ở dạng lỏng hoặc dạng đặc, tùy thuộc vào cách làm dầu dừa của bạn và cách bạn bảo quản (ở nhiệt độ phòng hay trong tủ lạnh). Tuy nhiên, nếu kết cấu của dầu trở nên đặc quánh, với kết cấu không nhất quán, giống như kem đông đặc.
Cách làm dầu dừa rất đơn giản đúng không nào, các bạn hoàn toàn có thể tự làm dầu dừa để làm đẹp da, dưỡng da, dưỡng môi, làm dài lông mi, làm mọc tóc, trị rạn da bằng dầu dừa cho bà bầu. Hi vọng với những thông tin mà Team PasGo chia sẻ bạn có thể làm được dầu dừa an toàn cho gia đình mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập blog PasGo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
-