Cách pha nước chấm miền Bắc đóng vai trò vô cùng quan trọng khi ăn kèm với các món ăn miền Bắc. Để có được một chén nước chấm kiểu Bắc không khó, hãy học một vài bí quyết ngay trong bài viết này.
Trong ẩm thực Việt, nước chấm giữ một vai trò rất quan trọng, chẳng phải vì thế mà bún chả, nem rán, bánh cuốn mà không có nước chấm chuẩn, là hỏng vị cả hay sao? Trong bài này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số điều cần lưu ý khi thực hiện cách pha nước chấm miền Bắc thơm ngon chuẩn vị giúp món ăn thêm đậm đà hơn.
Lưu ý khi pha nước chấm miền Bắc:
- Đường: đường nâu thì dịu và ấm hơn đường trắng, tuy nhiên với đường trắng bạn có thể chưng lên để làm đầm vị và tạo màu, khi chưng bạn nên chú ý là chỉ đến lúc đường thành kẹo thôi, tức là vừa chảy và có màu vàng thôi chứ không phải đến lúc đường bắt đầu có vị đắng.
- Nước mắm: tùy theo sở thích cá nhân bạn có thể chọn loại nước mắm truyền thống với độ đạm cao hay loại nước mắm với độ đạm thấp và tương đối nhạt đang có bán rất nhiều trên thị trường. Nên chọn loại mắm không bị lợ hay chát mà lại đậm đà, các bạn thử một số loại rồi chọn loại phù hợp nhé!
- Chua: nên dùng kết hợp giấm gạo 5% và chanh theo tỉ lệ 1:1 thì sẽ thơm ngon hơn, giấm có độ trầm và sâu nhất định còn chanh lại có mùi thơm mát tạo cảm giác ngon miệng.
- Nguyên tắc chung trong các cách pha nước chấm miền Bắc là pha theo tỉ lệ 1:1:1 chua ngọt mặn, rồi chỉnh nếu cần. Đánh chua và ngọt rồi thử độ cân bằng, sau đó thì cho thêm nước mắm, cuối cùng là nước (hay nước dùng gà hoặc nước dừa). Tỏi băm nhỏ ngâm giấm/ chanh và ớt thì lúc nào ăn hoặc sắp ăn mới cho. Nước chấm chưa cho tỏi và ớt có thể để trong tủ lạnh 2 tuần, nếu hay dùng thì bạn cứ pha sẵn cho vào chai, để trong tủ lạnh rồi khi cần, tuỳ theo món mà chỉnh thêm một chút.
Trên đây là một số lưu ý khi thực hiện cách làm nước chấm vị miền Bắc. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý thêm một số loại nước chấm miền Bắc ngon dành cho các tín đồ mê mệt món ăn mang hương vị miền Bắc.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chọn nước mắm để an toàn cho sức khỏe
Nước chấm nem
Nước chấm nem được pha theo tỉ lệ 1 đường + 1/2 giấm + 1/2 nước cốt chanh + 1 mắm + 3-4 nước tùy khẩu vị. Bạn có thể dùng nước luộc gà hoặc nước dùng tươi thay cho nước để tạo nét đặc biệt cho nước chấm nem của mình. Ớt thái lát hoặc băm nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ và ngâm vào trong giấm chanh.
Cách pha nước chấm nem chuẩn vị miền Bắc thơm ngon
Để làm nước chấm nem, đầu tiên bạn hoà đường, giấm và chanh cho tan (hoặc cho vào nồi đun tan - hoặc cho vào cối nghiền), nếm xem cân bằng chua ngọt chưa để chỉnh, cho mắm vào, rồi cho thêm 3 phần nước, nếm và cho thêm nước nếu cần. Trước khi ăn cho tỏi băm nhỏ và ớt, để chanh ở bên ngoài, vắt thêm nếu thích.
>>> Xem thêm: Cách pha nước chấm ngon cho món ăn thêm đậm đà
Nước chấm bún chả và bánh cuốn
Nước chấm bún chả và bánh cuốn được pha theo tỉ lệ: 1 đường + 1/2 giấm + 1,5 nước mắm + 3-4 nước (cũng có thể dùng nước luộc gà hoặc nước dừa tươi tùy thích). Ớt thái lát hoặc băm nhỏ và chanh hoặc quất.
Nước chấm vị Bắc cho món phở cuốn
Để đúng tỷ lệ pha nước mắm chua ngọt ăn bánh cuốn hay bún chả, trước tiên bạn chưng đường, khi đường tan và chuyển màu vàng nhạt thì thêm giấm, rồi nước mắm, hoà thêm nước (nước luộc gà là tuyệt nhất). Lúc nào ăn thì vắt quất và cho ớt.
Cách pha nước chấm miền Bắc này ngon nhưng dễ bị hỏng; đường cháy, không biết khi nào cho giấm, cho mắm, cho nước - giải pháp an toàn là bạn nên pha như thông thường với cách pha nước chấm cơ bản được giới thiệu ở đầu bài viết.
Hy vọng với các cách pha nước chấm miền Bắc chúng tôi vừa chia sẻ giúp các bạn có thêm tự tin khi pha chế các loại nước chấm ngon này chiêu đãi gia đình.
>>> Xem thêm:
- Cách làm món gỏi gà tại nhà cho cả gia đình thưởng thức
- Cách pha chế mắm nêm vừa thơm vừa ngon
- Cách làm đậu phộng rang nước mắm tuyệt cú mèo