Vậy, ăn bắp luộc có tốt không? Có nên ăn bắp luộc mỗi ngày hay không? Nếu chưa biết rõ câu trả lời, bạn đọc chớ nên bỏ qua bài viết dưới đây. Bài viết sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin bổ ích có liên quan tới bắp luộc nhằm giải đáp những câu hỏi trên, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Thành phần dinh dưỡng có trong bắp ngô
Bắp (ngô) được nhiều người biết tới như một loại rau, thế nhưng chúng cũng là một loại ngũ cốc nguyên hạt rất giàu dinh dưỡng. Con người từ lâu đã biết sử dụng bắp để chế biến thành những món ăn ngon cũng như ứng dụng trong chăn nuôi.
Các chủng loại bắp trên thị trường hiện nay tương đối đa dạng. Nhờ quá trình lai tạo, con người có thể tạo ra nhiều giống bắp khác nhau tương ứng với yêu cầu về chất lượng và năng suất. Tuy nhiên nhìn chung, loại bắp nào cũng chứa lượng chất dinh dưỡng rất phong phú, tốt cho cơ thể. Cụ thể, 100g bắp sẽ tương đương với khoảng 86 calo cùng hàm lượng các chất dinh dưỡng như:
- Protein: 3.27g;
- Chất béo (Lipid): 1.35g;
- Đường: 6.26g;
- Carbohydrate: 18.7g;
- Canxi: 2mg;
- Kali: 270mg;
- Vitamin C: 1.1mg;
- Vitamin A: 354 UI;
- Natri: 15mg;
- Sắt: 0.52mg;
- Magie: 37mg;
- Kẽm: 0.46mg;
- Mangan: 0.163mg;
- Chất chống oxy hóa Cryptoxanthin: 115µg.
Cùng rất nhiều các vitamin, khoáng chất khác như vitamin B2, B3, B5, B6, vitamin E, vitamin K, Tryptophan, Threonine, Lysine,... Bắp được chế biến theo nhiều cách khác nhau nhưng cách đơn giản mà vẫn giữ được hương vị, chất dinh dưỡng trong bắp tốt nhất đó chính là bắp luộc. Vậy, ăn bắp luộc có tốt không?
Ăn bắp luộc có tốt không? Những tác dụng của bắp ngô
Ăn bắp luộc rất tốt cho sức khỏe, thêm bắp luộc vào chế độ dinh dưỡng sẽ mang lại một số lợi ích tuyệt vời như:
Giảm lượng cholesterol
Cholesterol trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng xơ vữa động mạch, từ đó kéo theo một loạt các vấn đề nghiêm trọng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... Ăn bắp có thể giúp phòng ngừa tình trạng này nhờ khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, tinh dầu bắp có tác dụng giảm cholesterol tương tự như tinh dầu hướng dương. Chính vì thế, bổ sung thêm bắp hoặc tinh dầu bắp vào thực đơn dinh dưỡng sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng tim mạch, bảo vệ tim mạch khỏi các bệnh lý về tim nguy hiểm.
Hỗ trợ phòng bệnh tiểu đường
Bắp tím là loại thực phẩm đã được chứng minh là có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng liên quan đến bệnh lý này một cách hiệu quả. Trong bắp tím có chứa Anthocyanin sẽ làm giảm khả năng hấp thụ Glucose và tăng tiết Insulin. Không chỉ có thế, loại sắc tố này còn kích thích sản xuất Glucokinase và axit béo. Đây là hai chất đặc biệt giúp phòng ngừa bệnh lý tiểu đường một cách tối ưu.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Điều kiện quan trọng để đường ruột có thể duy trì các chức năng ổn định đó chính là trạng thái cân bằng giữa các loại vi khuẩn. Theo ước tính, hệ tiêu hóa có ảnh hưởng tới 70% khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, để duy trì trạng thái cân bằng của đường ruột, bạn hãy ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh như bắp luộc. Chất xơ hòa tan trong bắp sẽ duy trì sự cân bằng của các loại vi khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra, chất xơ trong bắp còn làm tăng Bifidobacteria - loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Hỗ trợ phòng bệnh ung thư
Nhờ khả năng làm giảm lượng cholesterol, bắp sẽ giúp cơ thể phòng ngừa một số căn bệnh ung thư nguy hiểm. Cụ thể là ung thư ruột kết.
Không chỉ có thế, người ta còn tìm thấy một lượng beta-cryptoxanthin đáng kể trong bắp. Hợp chất này sẽ giúp cải thiện các chức năng của phổi, từ đó hỗ trợ phòng bệnh ung thư phổi.
Cải thiện trí nhớ
Cơ thể sẽ gặp phải một số vấn đề về não như hay quên, kém tập trung, hiệu quả làm việc và học tập giảm sút khi bị thiếu hụt vitamin B1. Bắp có chứa vitamin B1 có thể giúp cải thiện tình trạng này, ngoài ra, vitamin B1 cũng tham gia vào quá trình sản xuất Acetylcholine, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả.
Có nên ăn bắp luộc mỗi ngày hay không?
Ăn bắp luộc rất tốt cho sức khỏe và bạn có thể hình thành thói quen ăn bắp luộc mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn 1 bắp ngô cỡ vừa và không nên ăn loại ngũ cốc này thay cơm. Nếu ăn quá nhiều, lạm dụng bắp sẽ gây ra tình trạng khó chịu tại niêm mạc ruột. Hơn nữa, protein tìm thấy trong bắp chủ yếu là Gluten nên sẽ rất dễ tác động xấu đến hệ miễn dịch.
Mặc dù lượng đường trong bắp không quá cao thế nhưng vẫn hoàn toàn có khả năng làm tăng đường huyết của bạn, gây ra tình trạng kháng Insulin. Ngoài ra, nếu bạn ăn bắp sống không qua chế biến, đường ruột của bạn có thể gặp phải một số vấn đề như đau bụng, tiêu chảy.
Riêng với trẻ nhỏ, bạn không nên cho trẻ ăn bắp liên tục do đường ruột trẻ chưa hoàn thiện. Các dưỡng chất có trong bắp có thể gây áp lực lên dạ dày. Mặt khác, lượng tinh bột cao trong bắp cũng sẽ làm bạn bị đầy hơi, khó tiêu nếu như ăn quá nhiều.
Chắc hẳn, qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ câu trả lời cho câu hỏi “Ăn bắp luộc có tốt không?”, “Có nên ăn bắp luộc mỗi ngày hay không?”. Bắp là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất phong phú, tốt cho cơ thể. Thế nhưng, bạn chỉ nên bổ sung bắp ở mức hợp lý và cân bằng với các loại thực phẩm khác. Không lạm dụng bắp để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.