Đơn vị:

Bà bầu ăn mít được không? Lời giải đáp từ chuyên gia

“Mẹ bầu ăn mít được không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, mít là loại trái cây không những có mùi thơm đặc trưng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc lạm dụng mít cũng gây nên những ảnh hưởng không mong muốn. Chi tiết hơn, mời bạn cùng Pharmacity khám phá loại trái này ngay sau đây.

Mẹ bầu ăn mít được không?

Mẹ bầu ăn mít được không? Câu trả lời là CÓ. Bởi theo các chuyên gia, mít là loại trái cây có chứa lượng lớn vitamin B6 cùng với các khoáng chất như kali và chất chống oxy hóa. Đây được xem là những dưỡng chất rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Vậy nên, mẹ bầu có thể yên tâm ăn mít trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ nhé!

Tuy nhiên, việc sử dụng mít mang lại nhiều lợi ích chỉ khi bạn sử dụng chúng có chừng mực. Ngoài ra, đối với các mẹ bầu gặp vấn đề về sức khỏe thì nên tham khảo bác sĩ điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.

Bà bầu ăn mít được không?
Bà bầu ăn mít được không?

Giá trị dinh dưỡng của mít

Sau khi đã giải đáp vấn đề về việc bà bầu ăn mít được không, chúng ta cũng nên biết thêm một số dưỡng chất thiết yếu khi ăn mít. Cụ thể, trong 100g mít sẽ cung cấp:

  • Calo: 95
  • Carbohydrates: 23,25g
  • Protein: 1,72g
  • Chất béo: 0,64g
  • Chất xơ: 1,5g
  • Folic axit: 24 mcg
  • Vitamin E: 0,34 mg
  • Vitamin B3: 0,920 mg
  • Vitamin B2: 0,055 mg
  • Vitamin B6: 0,329 mg
  • Vitamin B1: 0,105 mg
  • Vitamin A: 110 IU
  • Calcium: 24 mg
  • Sắt: 0,23 mg
  • Phospho: 21 mg
  • Magnesium: 29 mg
  • Kẽm: 0,13 mg
Thành phần dinh dưỡng có trong mít
Thành phần dinh dưỡng có trong mít

Lợi ích của mít đối với mẹ bầu

Trong thực tế, nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn mít, bởi chúng có thể làm sảy thai. Tuy nhiên, những quan điểm này là hoàn toàn sai, bởi nếu chỉ tiêu thụ mít với lượng vừa đủ không những không gây hại mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe mẹ và bé. Cụ thể:

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Mít chính là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, bao gồm vitamin A, B và C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Chính vì thế, bà bầu ăn mít sẽ làm giảm nguy cơ về bệnh nhiễm trùng thông thường.
  • Giải tỏa căng thẳng: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng các đặc tính của mít có tác dụng chống lại cảm giác căng thẳng hiệu quả. Vì thế, nếu bạn ăn mít với lượng vừa đủ sẽ giúp giải tỏa lo âu, từ đó mẹ bầu cũng có tinh thần thoải mái hơn trong suốt quá trình mang thai.
  • Giảm tình trạng táo bón: Đây là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe cho biết trong mít có chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp tối ưu hóa quá trình tiêu hóa đồng thời làm giảm tình trạng táo bón hiệu quả.
  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể: Trong mít có chứa lượng lớn đường tự nhiên, cụ thể là fructose và sucrose. Do đó, ăn mít sẽ giúp làm tăng năng lượng khi mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi do nghén. Không những thế, nhiều ý kiến cũng cho rằng phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên khi ăn mít sẽ giúp thỏa mãn được cảm giác thèm ngọt.
  • Ổn định huyết áp: Hàm lượng kali dồi dào có trong mít sẽ giúp ổn định huyết áp, làm giảm một số nguy cơ mắc bệnh tim mạch và từ đó duy trì được sức khỏe mẹ bầu tốt hơn.
Các lợi ích mà mít đem lại cho bà bầu
Các lợi ích mà mít đem lại cho bà bầu

Tác hại đối với sức khỏe mẹ bầu khi ăn mít không đúng cách

Tuy câu hỏi mẹ bầu ăn mít được không đã được giải đáp ngay trên bài viết, nhưng việc lạm dụng mít cũng gây nên nhiều hậu quả khó lường. Cụ thể, dưới đây là một số tác hại đối với sức khỏe mẹ bầu khi ăn loại quả này không đúng cách:

  • Bị đầy bụng, khó tiêu: Có thể mít là loại trái cây yêu thích của một số mẹ bầu, nhưng chỉ nên phải tiêu thụ với số lượng vừa phải. Bởi việc ăn nhiều mít sẽ khiến phụ nữ mang thai dễ bị đau bụng, thường xuyên đi ngoài và làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
  • Dẫn đến tình trạng đông máu: Đặc biệt với các mẹ bầu bị rối loạn về đông máu, tuyệt đối không dùng mít bởi chúng sẽ gây nên tình trạng máu đông, dẫn đến một số triệu chứng nguy hiểm, chẳng hạn có nguy cơ thai bị chết lưu hay thai nhi không thể phát triển tốt.
  • Làm tăng lượng đường trong máu: Thật vậy, lượng lớn đường tự nhiên có trong mít sẽ làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Riêng đối với người có nguy cơ hay đang bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý hạn chế ăn loại trái cây này.
Ăn mít không đúng cách có thể làm cho bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu
Ăn mít không đúng cách có thể làm cho bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu

Xem thêm: Bà bầu ăn mận được không? Lợi ích và những lưu ý quan trọng

Cách ăn mít đúng khi mang thai

Nếu biết cách ăn mít thì chúng đích thực là loại quả an toàn và bổ dưỡng với phụ nữ mang thai. Vì thế, để lựa chọn mít cũng như bảo quản đúng cách, bạn có thể tham khảo một phương pháp dưới đây:

  • Ưu tiên lựa những trái mít ngon: Bạn nên lựa chọn những quả mít có hình dáng tròn đều, không bị lõm và có mùi thơm đặc trưng để ăn, đặc biệt nên tránh những quả bị hư vì sẽ gây đau bụng hay khó chịu cho hệ tiêu hóa.
  • Bảo quản trong tủ lạnh: Nếu dùng không hết, mẹ bầu có thể để mít vào hộp nhựa đậy kín hay dùng túi hút chân không để bảo quản.
  • Lựa chọn những địa điểm mua uy tín: Để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho cả mẹ và bé, bạn nên lựa chọn mua trái cây ở địa chỉ uy tín, sản phẩm đã được kiểm định và đạt chất lượng cao.
Bảo quản mít trong tủ lạnh với hộp đựng để mít chín lâu và an toàn
Bảo quản mít trong tủ lạnh với hộp đựng để mít chín lâu và an toàn

Lượng mít an toàn cho bà bầu

Không chỉ riêng đối với mít, tất cả các loại trái cây chỉ nên ăn với lượng vừa phải nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu. Chi tiết hơn, đối với lượng mít phù hợp mà phụ nữ mang thai nên tiêu thụ là từ 80 - 100g mỗi ngày. Bởi nếu cơ thể nạp quá nhiều mít sẽ gây ra tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của bé.

Không những vậy, đối với phụ nữ mang thai tuyệt đối không ăn mít khi cơ thể đang đói hoặc ăn vào buổi tối. Bởi điều này sẽ làm tăng lượng đường đột ngột, xuất hiện các tình trạng như hoa mắt, chóng mặt, khó tiêu hay đầy bụng. Do đó, bạn có thể ăn mít trong khoảng thời gian từ 1 - 2 giờ sau bữa cơm.

Bà bầu chỉ nên ăn mít sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng.
Bà bầu chỉ nên ăn mít sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng.

Những mẹ bầu nào không nên ăn mít?

Với những công dụng tuyệt vời từ loại quả này, có thể thấy mức độ lo lắng về việc mẹ bầu ăn mít được không cũng được giảm xuống. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, loại trái cây này chỉ phát huy tác dụng đối với phụ nữ mang thai có sức khỏe tốt, ngoài ra thì một số đối tượng sau nên hạn chế ăn mít, như:

  • Người bị rối loạn đông máu
  • Mẹ bầu đang mắc bệnh béo phì, tiểu đường thai kỳ, hay huyết áp thấp
  • Người có cơ địa nóng, dễ nổi mụn nhọt, bị suy thận mãn tính, có các triệu chứng về gan nhiễm mỡ, suy nhược và sức khỏe yếu
Bà bầu bị béo phì không nên ăn mít
Bà bầu bị béo phì không nên ăn mít

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về việc mẹ bầu ăn mít được không cũng như gợi ý một số cách để ăn loại trái cây này phù hợp với cơ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ và lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua mít nhé!

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Xem thêm:

    • Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
    • Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
    • Bà bầu ăn vải được không? Lợi ích, tác hại và lưu ý cần biết
    • Bà bầu ăn măng cụt được không? Lợi ích và cách ăn an toàn