Đơn vị:

Tất tần tật về bơ và cách phân biệt các loại bơ trong làm bánh và nấu ăn

1. Định nghĩa về bơ - Butter

Bơ, khi được nhắc đến người ta thường gợi nhớ đến cái từ "butter" nhiều hơn. Cách gọi này là để phân biệt bơ (butter) đươc làm từ sữa động vật (như bò, cừu, trâu, dê,...) so với bơ (margarine) được làm từ tinh dầu thực vật, Điện máy XANH sẽ giúp bạn phân biệt sau ngay phần dưới.

Nói chung, bơ là một chế phẩm làm từ sữa, được tạo ra trong quá trình đánh và khuấy trộn để tách các chất béo ra khỏi sữa đã lên men (của những động vật có vú). Vì thế, thành phần chủ yếu có trong bơ là chất béo (khoảng 80%) và một số thành phần khác chiếm 20% như chất tạo màu, sữa bột, nước,....

Tùy vào mỗi loại bơ mà đặc tính và công dụng của chúng khác nhau. Đây là một nguyên liệu rất phổ biến trong các công thức nấu ăn của người châu Âu và là nguyên liệu không thể thiếu trong việc làm bánh.

Màu sắc của bơ thường có màu vàng nhạt cho đến màu vàng đậm, thậm chí là màu trắng sữa, rất dễ nhận biết.

Bơ lạt (Unsalted Butter)

2. Phân biệt bơ lạt và bơ mặn

Nhu cầu sử dụng bơ của mỗi người, mỗi vùng thường không giống nhau, nên bơ cũng có 2 loại phổ biến: bơ lạt và bơ mặn.

Bơ lạt (Unsalted Butter)

Loại bơ này không chứa muối và có hương thơm nhẹ, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ ở hương vị cuối cùng. Đây là loại bơ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như canxi, protein, men vi sinh, vitamin A, D cùng với độ béo tương đối nhiều.

Bơ lạt rất được ưa chuộng khi làm bánh vì có độ béo cao và không làm ảnh hưởng đến độ ngọt của đường khi làm bánh.

Một số người có thói quen dùng bơ lạt với bánh để thưởng thức, thay vì dùng bơ mặn.

Bơ mặn (Salted Butter)

Bơ mặn (Salted Butter)

Trái ngược bơ lạt, bơ mặn có thêm thành phần muối nên thời gian bảo quản được lâu hơn. Tùy theo nhà sản xuất, tỉ lệ độ mặn dao động từ 3 - 5%.

Bơ mặn thường được hay dùng trong các công thức nấu ăn (như các món chiên, món xào), các món bánh mặn. Đôi khi, người ta tận dụng vị mặn của bơ mặn để làm cả bánh ngọt, giúp thay đổi hương vị độc đáo hơn trong món bánh.

Bơ thực vật (Margarine)

3. Bơ thực vật và bơ động vật khác nhau như thế nào?

Bơ thực vật (Margarine)

Vào những năm thuộc thế kỉ 19, người ta đã làm ra bơ thực vật, nhờ việc sản xuất từ dầu thực vật.

Cho đến mãi thế kỉ 20, công nghệ sản xuất bơ thực sự phát triển mạnh nên công thức chế biến bơ thực vật được hoàn thiện hơn về mùi và hương vị, không khác gì nhiều so với bơ động vật.

Bơ thực vật là chế phẩm tinh dầu thực vật của nhiều loại cây có hạt, hoa quả hoặc cây cỏ. Thường có màu vàng.

Ứng dụng:

  • Có thể được dùng thay thế cho bơ động vật khi nấu ăn và làm bánh.
  • Dùng ăn trực tiếp với các loại bánh mì.
  • Tùy theo một số loại bánh mà bạn quyết định nên dùng bơ thực vật hay không. Chẳng hạn, không nên dùng bơ thực vật thoa lên khuôn bánh (để chống dính) vì bơ dễ bị tan chảy và gây hiện tượng rít ở nhiệt độ cao.

Nhược điểm:

  • Nhiệt độ nóng chảy thấp. Ví dụ: nên tránh dùng bơ thực vật để chiên xào với nhiệt độ cao, vì tỉ lệ nước trong bơ thực vật nhiều nên dễ bị biến chất, gây hỏng đồ ăn và không tốt cho sức khỏe.
  • Hương vị không đậm đà: nên thường dùng bơ ăn trực tiếp thay vì làm bánh.

Bơ động vật (Butter)

Bơ động vật (Butter)

Bơ động vật có lẽ được sử dụng phổ biến hơn, và loại bơ này được chế suất từ việc dùng sữa của nhiều loại động vật có vú nên có vị béo ngậy và mùi thơm hấp dẫn.

Thường các chất béo có trong sữa được bao quanh bởi một lớp màng trên bề mặt, người ta sẽ đánh, khuấy trộn lớp màng đó để làm tan ra, giúp cho các phân tử này liên kết với nhau, thành một khối đông - gọi là bơ.

Ứng dụng:

  • Dùng phổ biến trong làm bánh vì có hương vị thơm ngon.
  • Dùng phổ biến trong nấu ăn, kể cả chiên xào vì có nhiệt độ nóng chảy cao.

Nhược điểm:

  • Tránh dùng nhiều bơ động vật vì dễ làm tăng hàm lượng cholesterol, không tốt đến tim mạch, dễ gây tăng cân.

Lactic butter

4. Các loại bơ thông dụng thường dùng để làm bánh và nấu ăn

Bơ truyền thống (Lactic butter)

Đây là loại bơ truyền thống được sản xuất bằng phương pháp Pasteur, được dùng phổ biến ở Hà Lan, Pháp và Đan Mạch.

Bơ được diệt vi khuẩn bằng phương pháp thanh trùng (gọi là phương pháp Pasteur), rồi được cấy khuẩn để tạo thành bơ. Sau đó, lại được thanh trùng 1 lần nữa để làm ngưng quá trình ngậy của bơ.

Sweet cream butter

Kem bơ tươi (Sweet cream butter)

Sweet cream butter, còn được gọi là kem bơ tươi, nên tên gọi cũng cho thấy nó thường được làm từ kem non. Đây là loại bơ được dùng rất phổ biến ở Mỹ vì có độ béo ngậy và độ mềm nhất định, trông giống như tàu hủ non vậy.

Kem bơ tươi có 2 dạng: mặn và nhạt.

Cream butter

Kem bơ (Cream butter)

Kem bơ chứa khoảng 60% chất béo và có màu vàng đậm do chứa nhiều nước. Loại bơ này cũng có độ mềm và béo ngậy cao, không khác gì so với loại bơ phía trên (Sweet cream butter).

Kem bơ có 2 loại: kem bơ ngọt (sweet cream butter) và kem bơ chua (cultured cream butter).

Whey butter

Whey butter

Whey butter được tạo ra từ sản phẩm phụ trong quá trình làm phô mai.

Cụ thể là trong quá trình làm phô mai, người ta sẽ giữ lại những giọt nước sữa được nhỏ xuống từ miếng phô mai. Tiếp đó, người ta sẽ tách phần kem trong nước sữa để làm whey butter với vị mặn.

Bạn chỉ có thể mua whey butter tại các nơi làm phô mai, vì chúng không bán đại trà như các loại khác.

Cultured butter

Kem bơ chua (Cultured butter)

Kem bơ chua (thuộc loại bơ kem như Điện máy XANH nói trên), còn gọi là bơ nuôi cấy, là loại bơ được nuôi cấy bằng những con vi khuẩn thuộc họ lactic, nên có mùi thơm như hệt sữa chua. Đồng thời, kem bơ chua cũng có nhiều thành phần khác như dùng trong bơ ngọt.

Kem bơ chua thường dùng để làm tăng hương vị thơm ngon cho một số loại bánh có sử dụng men, rất được ưa chuộng tại các quốc gia châu Đại Dương và châu Âu.

Concentrated butter

Bơ đặc (Concentrated butter)

Bơ đặc được dùng nhiều trong công thức nấu ăn hơn là trong công thức làm bánh. Vì chúng có hàm lượng chất béo nhiều so với bơ thông thường.

Dry butter (bơ khô)

Bơ khô (Dry butter)

Bơ khô có tỉ lệ chất béo khá cao, chiếm khoảng 82% so với tổng khối lượng bơ. Hàm lượng nước trong bơ khô sẽ góp phần hình thành các sợi gluten ở giữa các lớp bột bánh, làm cho bánh không bị nở bung gây biến dạng trong quá trình nướng.

Vì thế, bơ khô được sử dùng phổ biến để cán những loại bánh có nhiều lớp.

Anhydrous milk fat

Bơ khan (Anhydrous milk fat)

Bơ khan chứa đến 99,8% chất béo và 0,02% các thành phần khác gồm cả luôn nước. Nhiệt độ nóng chảy của bơ khan đến 42 độ C nên được dùng để làm bánh trong các điều kiện nhiệt độ thời tiết khác nhau.

Chất béo trong bơ khan rất cao và được sử dụng tương tự như công dụng của bơ khô.

Salted butter

Bơ mặn (Salted butter)

Bơ mặn có thời gian sử dụng lâu hơn do chứa thành phần muối. Tùy vào nhà sản xuất mà độ mặn của bơ khác nhau nhưng vẫn mang lại hiệu quả cho món ăn hoặc làm bánh.

Bơ mặn được dùng phổ biến vào mùa đông, phù hợp với những món chiên, xào để tăng vị mặn và hương thơm.

Tất tần tật về bơ và cách phân biệt các loại bơ trong làm bánh và nấu ăn

CLICK xem ngay lò nướng đang giảm giá CỰC SỐC

Mời bạn tham khảo thêm một số lò nướng nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!

Với những thông tin trên, Điện máy XANH hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về bơ cũng như cách phân loại một số bơ được dùng phổ biến trong nấu ăn và làm bánh hiện nay.

*Tham khảo thông tin và hình ảnh từ cooky.vn.