Đơn vị:

TRẠM Y TẾ XÃ BÀ ĐIỂM

1. Cây mã đề

Theo lương y Vũ Quốc Trung, mã đề hay còn có tên xa tiền thảo, nhả én. Mã đề có tính hàn, vị ngọt không độc; có tác dụng thanh phế, lợi tiểu, can phong nhiệt, chỉ tả, sáng mắt...

Loại thuốc quý mọc như cỏ dại, khắp Việt Nam nơi đâu cũng có - 1

Cây mã đề.

Chữa chứng bí tiểu tiện, lợi tiểu

Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày, có thể sắc cùng một ít lá mã đề uống cũng tốt.

Chữa viêm phế quản

Mỗi ngày dùng 6 - 2g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ

Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ, nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.

Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già

Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói; ăn nhiều mắt sáng làm người mát.

Chữa ho

Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm.

2. Cây lá lốt

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, theo đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt.

Trong đông y, lá lốt đã được coi như một thần dược rất tốt cho sinh lý nam giới, giảm sinh tinh, giúp cho cơ thể luôn ham muốn.

Loại rau vài nghìn một bó, chợ nào cũng bán có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời - 1

Lá lốt được coi là "thần dược" giá rẻ.

Làm ấm bàn tay, bàn chân

Lấy lá lốt rửa sạch, đun sôi sau đó để ấm, dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân trong trường hợp bị ra mồ hôi. Thực hiện buổi tối trước khi đi ngủ và thực hiện liên tục trong nhiều ngày.

Giảm sưng, giảm đau xương khớp

Sử dụng 200g rễ, thân, lá lốt khô, băm nhuyễn, sau đó đem ngâm với rượu. Ngâm 2 tuần thì lấy ra dùng. Mỗi lần sử dụng đổ rượu ra lòng bàn tay, thoa đều 2 bàn tay rồi xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức. Làm thường xuyên 3 lần/ngày tình trạng sưng đau tại các khớp.

Giảm kiết lỵ

Lấy một nắm lá lốt sắc với 300 ml nước, chia uống trong ngày, có tác dụng chữa kiết lỵ hiệu quả.

Giảm đau bụng do nhiễm lạnh

Lấy 20 g lá lốt tươi rửa sạch, sắc với nước, uống khi còn ấm trước khi ăn tối sẽ có công dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất tốt.

Chữa viêm lợi

Hái lá lốt vừa đủ, rửa sạch, sắc lấy nước đặc để ngậm súc miệng hằng ngày giúp chắc răng, chữa viêm lợi.

Giải cảm

Cháo nấu chín, cho lá lốt và hành khuấy đều. Sau khi ăn, cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi, từ đó sẽ hết cảm.

3. Quất hồng bì

Theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội đông Y Hà Nội, trong đông y, quất hồng bì được gọi là Quả hoàng bì (vỏ vàng) hay hoàng bì tử, hoàng đạn tử, kim đạn tử…

Quất hồng bì có tính lạnh, vị chua có tác dụng giải khát, chữa hen suyễn, thông tiện, loại bỏ khí, tiêu sưng viêm, chăm sóc tốt cho lá lách, giảm đau và điều hòa kinh nguyệt.

Loại quả mọc dại, đến mùa rẻ như cho không ngờ là vị thuốc quý như vàng - 1

Đặc biệt, quất hồng bì thích hợp cho cho hầu hết mọi người, đồng thời nó rất tốt cho những nhóm người mắc các bệnh như: Chóng mặt, thiếu năng lượng, mệt mỏi, ù tai và chóng mặt.

Bên cạnh đó, những người da dẻ nhợt nhạt, cảm thấy không đủ khí để thở sau khi hoạt động thể chất, loãng xương, tim đập nhanh.

Do đó, lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo các gia đình, khi mua quả quất hồng bì về ăn, có thể tận dụng để làm thuốc trị bệnh cho trẻ con, người lớn đều rất hữu ích.

Các bài thuốc chữa bệnh từ quất hồng bì

Chữa cảm, hạ cơn sốt: Dùng lá quất hồng bì tươi đem rửa sạch, phơi khô và sắc lấy nước uống cho ra mồ hôi sẽ giúp giải cảm, hạ sốt nhanh chóng.

Chữa ho do ngoại cảm (ho gió): Quất hồng bì đem hấp với đường, mỗi ngày uống 4 - 6g sẽ có tác dụng chữa ho rất tốt.

Chữa sốt có kèm ho: Lấy 4 - 6g vỏ quất hồng bì và rễ quất hồng bì sắc lấy nước uống.

Trị gàu: Lấy 1 nắm lá quất hồng bì rửa sạch, nấu lấy nước gội đầu sẽ hết gàu và ngứa.

Trị viêm họng: Lấy quất hồng bì ngậm cùng vài hạt muối biển, mỗi ngày ngậm 3 - 4 lần sẽ giúp làm dịu cơn đau do viêm họng.

Nhuận tràng: Ăn quất hồng bì còn có tác dụng làm bôi trơn đường ruột, kích thích đi ngoài nhanh chóng hơn.

Trị ho gà: Lấy mỗi loại 50g gồm: Quất hồng bì đã bỏ hạt và phơi khô, vỏ rễ dâu (tang bạch bì), củ sả, hạnh nhân, kinh giới, ô mai, cát cánh, cam thảo, bạc hà củ bách bộ. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm sắc đặc cô lại và cho thêm đường uống tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ trong vài ngày sẽ hết triệu chứng ho, long đờm.

4. Cây dâu tằm

Theo Đông y, tang bạch bì vị ngọt, tính hàn; vào kinh phế. Tác dụng tả phế bình suyễn, lợi tiểu, tiêu phù. Liều dùng: 4g đến 25g.

Vỏ rễ cây dâu trị ho suyễn do phế nhiệt, viêm thận - 1

Rễ cây dâu tằm có tên Đông y là tang bạch

Tả phế, định suyễn (Tiêu thoát nóng ở phổi, cắt cơn hen suyễn)

Bài 1 - Bột tả bạch: địa cốt bì 12g, tang bạch bì 12g, cam thảo sống 8g, ngạnh mễ 20g. Sắc uống. Trị viêm phế quản, viêm phổi, sốt nhẹ, ho hen.

Bài 2: vỏ rễ dâu 12g, lá tỳ bà 12g. Sắc uống. Chữa viêm phổi, ho hen suyễn.

Bài 3: vỏ rễ dâu 20g, hạt tía tô 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm khí quản, ho hen suyễn.

Bài 4 - Định suyễn thang: ma hoàng 9g, tang bạch bì 9g, hạnh nhân 9g, tô tử 6g, bạch quả 9g, khoản đông hoa 9g, bán hạ 9g, hoàng cầm 5g, cam thảo 3g. Sắc uống. Tác dụng tuyên phế giáng khí, khu đàm bình suyễn. Trị ho hen, thở gấp, nhiều đờm, đờm đặc sắc vàng, hơi sốt, ớn rét.

Lợi niệu tiêu thũng

Bài 1: vỏ rễ dâu 20g, xích tiểu đậu 63g. Sắc uống. Chữa viêm thận, phù thũng, tiểu ít.

Bài 2 - Chè thuốc Ngũ bì: vỏ rễ dâu 12g, vỏ quả cau 12g, vỏ gừng 12g, trần bì 8g, phục linh bì 8g. Sắc uống. Chữa phù thũng, bụng trướng, tiểu tiện không lợi.

Tiêu viêm

Bài 1: tang bạch bì 10g, tỳ bà diệp 10g. Sắc uống. Trị viêm phế quản mạn tính.

Bài 2: tang bạch bì 10g, trần bì 10g, vỏ gừng tươi 10g, đại phúc bì 10g, phục linh bì 12g. Sắc uống. Trị viêm cầu thận cấp.

Bài 3 - Bạch hổ thang gia giảm: ngân hoa 16g, hoàng liên 6g, liên kiều 6g, tang bạch bì 8g, hoàng cầm 6g, thạch cao 20g, tri mẫu 6g, cam thảo 4g. Trị viêm phổi trẻ em thể nhiệt độc.

Bài 4: kim ngân hoa 16g, hoàng liên 8g, sài đất 20g, thạch cao 20g, lá tre 12g, tử tô 8g, tang bạch bì 8g. Trị viêm phổi thể phong nhiệt.

Bài 5: tang bạch bì 10 - 12g, hạnh nhân 10 - 12g. Sắc uống. Tác dụng giáng khí hóa đờm, nhuận phế, khai âm. Chữa ho, khản mất tiếng.

Kiêng kỵ: Người bị ho, hen suyễn do lạnh phổi (phế hàn) không uống.

5. Cây cỏ mực (cỏ nhọ nồi)

Được mệnh danh là "dược liệu quý", có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, giải độc, giúp long đờm, trị ho, trị chứng chảy máu cam, sốt cao, nổi mề đay.

Loại cỏ mọc dại đầy ruộng hóa ra là "thần dược trời ban", nhà nào cũng nên trồng - 1

Cây cỏ mực.

Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae.

Cỏ mực mọc thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông 2 mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1,5mm, đầu cụt, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Gọi là cây cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen.

Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Có người dùng chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc.

Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền và nhiều bệnh khác.