Đơn vị:

Sinh con so khác gì con rạ?

Con so và con rạ là những cụm từ thường được dùng để phân biệt mang thai lần đầu và những lần sau đó. Vậy sinh con so khác gì con rạ? Đây là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các chị em phụ nữ đang có kế hoạch mang thai và sinh con.

Con so và con rạ là gì?

Trước khi giải đáp cho vấn đề sinh con so khác gì con rạ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về khái niệm sinh con so và con rạ. Trong dân gian ngày xưa, con so và con rạ là hai cụm từ chỉ thứ tự của những đứa con trong gia đình. Con so tức là con đầu lòng, từ này thường được dùng để chỉ hành trình mang thai lần đầu của một người mẹ.

Những đứa con được sinh sau con đầu lòng, hay còn gọi là con thứ, dân gian thường gọi là con rạ. Quá trình mang thai con rạ cũng như lúc sinh con và chăm con sẽ có khá nhiều khác biệt hơn so với con so, vì giờ đây mẹ đã tích lũy được kha khá kinh nghiệm cũng như không còn bỡ ngỡ như lần đầu mang thai.

Có thể bạn sẽ cần: Con so, con rạ là gì? Sinh con so khác gì con rạ? 2
Sinh con so khác gì con rạ là thắc mắc của nhiều người

Sinh con so khác gì con rạ?

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không rõ sinh con so khác gì con rạ? Thực chất, hành trình mang thai và sinh nở giữa con so với con rạ có khá nhiều đặc điểm khác nhau. Những triệu chứng xuất hiện khi mang thai lần thứ hai có thể khác hơn so với lần mang thai đầu tiên:

  • Có lẽ do phần cơ bụng đã từng bị dãn ra từ lần mang thai đầu tiên nên bụng bầu lần 2 sẽ to ra sớm hơn.
  • Thai nhi đạp hoặc cử động sớm hơn, sớm nhất có thể vào tuần thứ 16.
  • Có thể bị ốm nghén hoặc không. Nhìn chung điều này không quá chắc chắn bởi mẹ bầu có thể bị ốm nghén khi sinh con so nhưng không bị khi sinh con rạ hoặc ngược lại, hoặc ốm nghén cả hai lần, hoặc không lần nào bị cả.
  • Cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn.
  • Có thể mệt mỏi hơn và cảm thấy mình có ít thời gian hơn để chăm sóc bản thân hơn.
  • Chuyển dạ và sinh nở có thể sẽ mất ít thời gian hơn. Trong lần chuyển dạ đầu tiên, giai đoạn đầu tiên khi cổ tử cung giãn ra (nghĩa là điểm thấp nhất của tử cung mở ra) thường kéo dài từ 8 đến 12 giờ. Nhưng từ lần thứ 2 trở đi thì thời gian trung bình tổng cộng thường là 5 giờ.

Trầm cảm khi mang thai và trầm cảm sau sinh là 2 vấn đề tâm lý khá phổ biến thường xảy ra trong quá trình mang thai, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi đang trong thai kỳ, hoặc thậm chí là sau khi sinh. Vì vậy, sức khỏe tinh thần là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu trong quá trình mang thai, dù là với con so hay con rạ.

Có thể bạn sẽ cần: Con so, con rạ là gì? Sinh con so khác gì con rạ? 3
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Một số lời khuyên cho phụ nữ khi mang thai

Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng không kém sức khỏe thể chất của phụ nữ mang thai dù là con so hay con rạ. Một vài lời khuyên dưới đây giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc giữ vũng tâm lý:

  • Đặt báo thức để nhắc bản thân uống axit folic và vitamin D đúng giờ mỗi ngày giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn.
  • Dành thời gian chăm sóc bản thân, thư giãn, ngồi thiền, tập yoga nhẹ nhàng, đọc sách, nghe nhạc,...
  • Ngủ sớm, một giấc ngủ ngon sẽ giúp tinh thần của mẹ tốt hơn.
  • Xây dựng thói quen đi bộ mỗi ngày, điều này tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh và các thiết bị điện tử.
  • Đa dạng hóa thực đơn, đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Ăn theo thực đơn dinh dưỡng hợp lý được các chuyên gia đề nghị và thỉnh thoảng ăn những món mình thích giúp tâm trạng mẹ bầu thoải mái và có những trải nghiệm tốt hơn trong lúc mang thai.

Những ngày đầu của mẹ và bé lớn có thể là một thử thách rất lớn, đặc biệt là khi khoảng cách tuổi tác giữa đứa con đầu và đứa mới sinh quá gần, cụ thể là dưới 3 tuổi. Nhưng đừng quá lo lắng, một số điều sau đây có thể sẽ giúp bạn:

  • Nhờ người thân (chồng, cha, mẹ) chuẩn bị các bữa ăn cho đứa con đầu và cho chính bạn trong khi bạn đang cho đứa sau ăn.
  • Nhờ người thân chơi cùng đứa con đầu trong khi bạn đang bận rộn với đứa nhỏ hơn.
  • Bắt đầu tập cho đứa đầu tự ngủ một mình trước khi sinh đứa thứ hai.
  • Gửi đứa đầu đi nhà trẻ, thậm chí có thể tính đến việc bán trú hoặc nội trú cho con để bạn có nhiều thời gian tập trung vào đứa mới sinh hơn, và một ít thời gian dành cho chính bạn.
  • Dành thời gian để cùng con đọc một cuốn sách về một em bé mới chào đời đến sống cùng bạn và con. Những câu chuyện như thế này rất hữu ích để cho con xem và đọc và chuẩn bị tinh thần khi bạn chuẩn bị sinh đứa thứ hai. Chúng giúp con bạn quen với khái niệm có anh chị em và hào hứng với điều đó.
Có thể bạn sẽ cần: Con so, con rạ là gì? Sinh con so khác gì con rạ? 4
Nhờ chồng đưa đứa lớn đi chơi trong khi mẹ đang bạn bịu với đứa nhỏ

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sinh con so khác gì con rạ. Có rất nhiều niềm vui khi có con, và mỗi đứa con là một điều may mắn và trải nghiệm mới. Hy vọng với bài viết của Long Châu, mẹ bầu sẽ có cho mình những bí quyết để chăm sóc sức khỏe cũng như không còn lo lắng khi sinh con thứ hai nhé!

Xem thêm:

  • Chăm sóc sức khỏe sinh sản và những điều cần lưu ý
  • Những dấu hiệu sắp sinh con rạ dễ nhận biết nhất