Đơn vị:

Kế hoạch chi tiêu là gì? 3 bước lập kế hoạch chi tiêu đơn giản, hiệu quả

Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý không chỉ giúp bạn kiểm soát được các khoản thu chi mà còn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. Vậy kế hoạch chi tiêu là gì và làm thế nào để lên chiến lược quản lý tiền đơn giản và hiệu quả?

Trong bài viết này, Home Credit sẽ giới thiệu 3 bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch chi tiêu cá nhân, giúp bạn quản lý tài chính một cách thông minh và hiệu quả hơn. Tìm hiểu ngay nhé!

Bài viết liên quan:

  • 7 cách quản lý chi tiêu cá nhân đơn giản, hiệu quả 2024
  • Hướng dẫn 6 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả
  • Chia sẻ mẫu bảng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất

1-lap-ke-hoach-chi-tieu-hop-ly-la-chien-luoc-tai-chinh-thong-minh.jpg

Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý là chiến lược tài chính thông minh dành cho cá nhân hoặc gia đình

1. Kế hoạch chi tiêu là gì?

Kế hoạch chi tiêu là một chiến lược tài chính dành cho cá nhân hoặc gia đình, mô tả chi tiết các khoản thu nhập và chi phí trong một khoảng thời gian nhất định, thường là hàng tháng.

Một bảng kế hoạch chi tiêu cơ bản bao gồm những hoạt động sau:

  • Xác định các nguồn thu nhập
  • Liệt kê các khoản chi tiêu cần thiết và không cần thiết
  • Phân bổ ngân sách cho từng mục tiêu cụ thể.

2. Lập kế hoạch chi tiêu mang lại lợi ích gì?

Lập kế hoạch chi tiêu đem lại nhiều ưu điểm vượt trội, bao gồm khả năng quản lý tài chính tiết kiệm và hiệu quả, giảm căng thẳng về chi tiêu:

  • Kiểm soát tài chính: Khi bạn lập kế hoạch chi tiêu, bạn sẽ biết rõ dòng tiền ra - vào cũng như dễ dàng theo dõi các khoản chi tiêu theo ngày/tuần/tháng, tránh tình trạng thiếu hụt tài chính vào cuối tháng.
  • Tiết kiệm hiệu quả: Khi lập kế hoạch chi tiêu với mục tiêu tiết kiệm cụ thể, bạn có thể chủ động tạo quỹ dự phòng cho tình huống khẩn cấp, mang lại sự an tâm và ổn định tài chính.
  • Giảm căng thẳng tài chính: Thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn về tài chính cá nhân, góp phần giảm bớt căng thẳng và tránh chi tiêu quá mức hoặc vay mượn.

Lập kế hoạch chi tiêu giúp bạn dễ dàng kiểm soát tài chính và tiết kiệm hiệu quả

3. 3 bước lập kế hoạch chi tiêu đơn giản, hiệu quả mà bạn nên biết

Để tối ưu quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân, bạn có thể tham khảo ba bước sau:

Bước 1: Ghi chép các khoản chi hàng ngày trong 1 tháng

Để quản lý chi tiêu hiệu quả, bước đầu tiên là ghi chép đầy đủ các khoản chi tiêu hàng ngày như tiền ăn uống, đi lại, mua sắm, hóa đơn điện nước,...trong một tháng. Nhờ việc ghi chép cụ thể các khoản đã chi, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu của mình và điều chỉnh kế hoạch tài chính cho phù hợp.

Bạn có thể ghi chép mọi khoản thu chi bằng app quản lý chi tiêu trên điện thoại như Money Lover, Pocket Guard,... hoặc các công cụ quản lý tài chính cơ bản như Google Sheets, Excel,...

3-ung-dung-quan-ly-chi-tieu-giup-ban-de-dang-theo-doi-dong-tien-ra.jpg

Dễ dàng theo dõi dòng tiền ra vào của bản thân bằng việc ghi chép mỗi ngày

Bước 2: Phân loại các khoản chi theo từng hạng mục cụ thể

Sau khi đã ghi chép đầy đủ các khoản chi trong một tháng, bước tiếp theo là bạn phân loại chúng theo từng hạng mục cụ thể. Ví dụ:

  • Chi phí cố định: Tiền thuê nhà, internet, tiền học phí, tập gym,...
  • Chi phí biến đổi: Tiền ăn uống, điện nước, mua sắm, giải trí, đi lại,...
  • Các chi phí khác: Sửa chữa nhà cửa, quà tặng, đóng góp từ thiện,...

Khi các khoản chi đã được phân loại rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng xác định được các khoản chi tiêu cần thiết và không cần thiết để cắt giảm hoặc điều chỉnh hợp lý.

Bạn phân loại chi tiêu theo từng hạng mục để dễ dàng nhận diện và điều chỉnh các khoản không cần thiết

Bước 3: Phân bổ thu nhập theo tỷ lệ %

Cuối cùng, bạn cần phân bổ thu nhập cá nhân theo tỷ lệ phần trăm cho từng hạng mục chi tiêu, một phương pháp phân chia thu nhập phổ biến là quy tắc 50/30/20.

Theo đó, quy tắc này sẽ phân chia thu nhập của bạn thành ba khoản chi tiêu chính bao gồm:

  • 50% cho các chi phí thiết yếu (nhà ở, ăn uống, hóa đơn).
  • 30% cho các chi phí sở thích và giải trí.
  • 20% cho tiết kiệm và đầu tư.

Ví dụ: Với mức thu nhập 8.000.000 VNĐ/tháng, bạn có thể phân bổ chi tiêu thành 3 phần: 4.000.000 VNĐ dành cho nhu cầu thiết yếu, 2.400.000 VNĐ tiếp theo dành cho sở thích và giải trí và 1.600.000 VNĐ còn lại dành cho tiết kiệm và đầu tư.

Mục đích

Cụ thể

Đã chi

Tổng

Nhu cầu thiết yếu

Các chi phí khác

1.500.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

Tiền nhà, điện nước, xăng xe

2.300.000 VNĐ

Ăn uống

200.000 VNĐ

Sở thích và giải trí

Mua sắm mỗi tháng

1.000.000 VNĐ

2.400.000 VNĐ

Du lịch

400.000 VNĐ

Đầu tư bản thân

1.000.000 VNĐ

Tiết kiệm và đầu tư

Tiền gửi tiết kiệm

600.000 VNĐ

1.600.000 VNĐ

Tiền đầu tư

1.000.000 VNĐ

>>> Xem thêm: Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính: Bí quyết quản lý tiền thông minh

4. Những lưu ý cần biết khi lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không chỉ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn mà còn mang lại sự an tâm và ổn định trong cuộc sống. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ khi xây dựng kế hoạch chi tiêu hiệu quả:

4.1 Ngoài tiết kiệm, tìm kiếm các nguồn thu nhập thụ động để tăng túi tiền

Một kế hoạch chi tiêu hoàn chỉnh không chỉ tập trung vào việc tiết kiệm mà còn khuyến khích bạn tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập thụ động để tăng trưởng tài sản.

Các khoản thu nhập thêm như tiền lãi từ đầu tư chứng khoán, cổ tức từ cổ phiếu hay cho thuê tài sản có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính nhanh hơn mà không phụ thuộc hoàn toàn vào lương chính hàng tháng.

>>> Xem thêm: 23 cách kiếm tiền online tại nhà đơn giản cần vốn ít

4.2 Biết cách phòng ngừa rủi ro cho bản thân

Bên cạnh tiết kiệm và đầu tư, bạn cũng cần lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro để bảo vệ tài sản và bản thân trước những biến cố bất ngờ như tai nạn, bệnh tật hoặc thất nghiệp. Một trong những phương pháp hữu hiệu để bảo vệ bản thân khỏi những trường hợp rủi ro trên là trang bị bảo hiểm từ sớm.

Theo đó, Home Credit cung cấp đa dạng các dịch vụ bảo hiểm từ tài chính như gói An tâm Tài chính cho đến sức khỏe như Bảo hiểm Sức khỏe Toàn diện, Bảo hiểm Sức khỏe Nội Trú hay Bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo,... Bạn có thể cân nhắc lựa chọn những các dịch vụ trên để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro về sau.

>>> Xem thêm: Mua bảo hiểm Home Credit - bảo vệ người thương 24/7

5-vung-tai-chinh-gia-dinh-an-tam-cung-Goi-An-tam-Tai-chinh.jpg

Vững tài chính, gia đình an tâm cùng các gói bảo hiểm Home Credit

Hy vọng qua bài viết này, Home Credit đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chi tiêu và các phương pháp quản lý tài chính an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả tài chính cá nhân.

Ngoài tiết kiệm, bạn nên tìm thêm các nguồn thu nhập thụ động để tăng cường tài chính cũng như tìm hiểu các gói bảo hiểm để luôn chủ động phòng ngừa rủi ro. Cuối cùng, đừng quên tham khảo các gói bảo hiểm Home Credit để chọn được sản phẩm phù hợp nhất nhu cầu cá nhân nhé!

- 

Home Credit- Tài chính số toàn diện  

Home Credit, tập đoàn toàn chính tiêu dùng toàn cầu, tiên phong gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 và hiện là một trong những công ty tài chính số hàng đầu, với khoảng 6000 nhân viên đã và đang phục vụ 16 triệu khách hàng trên cả nước.  

Tìm hiểu thêm các sản phẩm nhà Home Credit:  

  • Vay tiền mặt  
  • Thẻ tín dụng 
  • Vay trả góp xe máy  
  • Vay trả góp điện tử, điện máy  
  • Mua trước trả sau - Home PayLater  
  • Sản phẩm bảo hiểm  

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua:  

  • Fanpage: https://www.facebook.com/homecreditvn  
  • Trung tâm Dịch vụ Khách hàng: Tầng G, Tòa nhà Phụ Nữ, số 20 Nguyễn Đăng Giai, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh  

Hotline tư vấn: 

  • Sản phẩm Vay tiền mặt: 1800 6860
  • Sản phẩm thẻ và Home PayLater: 1900 633 999 
  • Sản phẩm khác: 1900 633 633