Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm bạn cần biết

Kẽm được cung cấp thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc các thực phẩm bổ sung bởi vì kẽm không được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể. Vậy, kẽm có vai trò gì trong cơ thể và tầm quan trọng của nó ra sao?

Vai trò của kẽm là gì?

Kẽm (Zinc) là một nguyên tố vi lượng quan trọng, đóng vai trò then chốt trong nhiều quá trình sinh học của cơ thể. Kẽm hiện diện trong tất cả các tế bào và tham gia vào cấu trúc của hàng trăm enzym khác nhau. Các enzyme thường có nhiệm vụ giúp xúc tác các phản ứng hóa học cần thiết cho sự sống.

Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm bạn cần biết 1
Thực phẩm bổ sung kẽm khá đa dạng và phong phú

Một số vai trò đáng kể của kẽm bao gồm:

Để đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho cơ thể, việc bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày và các sản phẩm bổ sung là rất cần thiết. Dưới đây là các nguồn thực phẩm bổ sung kẽm phổ biến.

Hải sản

Hải sản là một trong những nguồn thực phẩm bổ sung kẽm dồi dào và dễ hấp thụ nhất. Hải sản cũng rất giàu các nguyên tố vi lượng tốt cho hoạt động sống của tế bào. Một số loại hải sản giàu kẽm bao gồm:

Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm bạn cần biết 4
Hải sản là một trong những thực phẩm bổ sung kẽm nhiều nhất

Thịt đỏ

Thịt đỏ không chỉ giàu kẽm mà còn là nguồn cung cấp protein dồi dào, phong phú. Tùy theo nhu cầu cũng như tôn giáo, bạn nên chọn loại thịt phù hợp. Tuy nhiên nên mua thịt khi còn tươi và chế biến kỹ để tránh nhiễm ký sinh trùng khi ăn. Ngoài ra việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ cũng dẫn đến một số bệnh lý tim mạch, rối loạn lipid máu.

Một số loại thịt đỏ chứa nhiều kẽm bao gồm:

Hạt và ngũ cốc nguyên hạt

Hạt và ngũ cốc nguyên hạt không chỉ giàu chất xơ và các dưỡng chất khác mà còn cung cấp một lượng kẽm đáng kể. Một số loại hạt và ngũ cốc là nguồn thực phẩm bổ sung kẽm bao gồm:

Đa phần các loại hạt này cần được bảo quản ở điều kiện thích hợp để tránh ẩm mốc. Do đó nên lựa chọn các nhãn hàng uy tín để đảm bảo tránh được các hóa chất độc hại trong quá trình bảo quản.

Các sản phẩm từ sữa

Sản phẩm từ sữa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Protein, lipid, đường, canxi, vitamin D,... trong đó có kẽm và các nguyên tố vi lượng khác. Một số sản phẩm từ sữa giàu kẽm:

Thực phẩm chế biến sẵn

Một số thực phẩm chế biến sẵn cũng được bổ sung kẽm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng:

Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm bạn cần biết 3
Thêm kẽm vào các thanh năng lượng khiến cho loại thực phẩm bổ sung kẽm có thêm lựa chọn

Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm

Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm có nhiều dạng đóng gói khác nhau như: Viên uống, dạng siro. Đây là cách tiện lợi và hiệu quả để đảm bảo cung cấp đủ lượng kẽm cho cơ thể, đặc biệt đối với những người có nhu cầu cao hoặc khó hấp thụ kẽm từ thực phẩm tự nhiên.

Tuy nhiên các loại thực thực phẩm chức năng bổ sung kẽm luôn có hàm lượng kẽm cao. Cần phải uống theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều cần lưu ý là cũng có dạng thuốc kê đơn chứa kẽm, và loại này chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Trẻ con cũng cần bổ sung kẽm dạng uống ở những trường hợp tiêu chảy. Khi đó liều lượng và cách dùng sẽ theo chỉ định của bác sĩ.

Các loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm sẽ được bào chế kẽm ở những dạng muối khác nhau. Trong đó có một số loại phổ biến như sau:

Đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho cơ thể là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến thiếu kẽm. Bổ sung kẽm từ các nguồn thực phẩm tự nhiên như hải sản, thịt đỏ, hạt và ngũ cốc nguyên hạt, cũng như các sản phẩm từ sữa là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu kẽm hàng ngày. Đối với những người cần bổ sung thêm kẽm, các viên uống bổ sung và thực phẩm chế biến sẵn là lựa chọn hữu hiệu.

Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung kẽm bạn cần biết 5
Không nên tiêu thụ quá nhiều thịt, hải sản vì dễ mắc các bệnh tim mạch,..

Như vậy bài viết trên đã tổng hợp được các loại thực phẩm bổ sung kẽm bạn cần biết. Bạn có thể lên thực đơn để cân đối dinh dưỡng cho cả gia đình. Cần đảm bảo rằng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Việc bổ sung quá nhiều các thực phẩm bổ sung kẽm cũng không đem lại lợi ích cho sức khỏe.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/kem-co-trong-thuc-pham-nao-a42888.html