Hầu hết các trường hợp trẻ bị nhện cắn chỉ cần rửa sạch và chườm một ít nước đá. Tuy nhiên, nếu loài nhện cắn trẻ có độc hoặc đó là bọ cạp, hãy gọi số cấp cứu hoặc lập tức đưa con đến bệnh viện gần nhất.
Hầu hết các vết nhện cắn trẻ không gây ra rủi ro nghiêm trọng, vì vậy bạn không cần quá hoảng sợ mà hãy thực hiện những bước sau:
Trong trường hợp bạn cho rằng loài nhện cắn trẻ có độc, như nhện góa phụ đen hoặc bọ cạp, hãy:
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ theo dõi nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp của trẻ bị nhện cắn. Ngoài ra còn có thể:
Loài nhện gây nguy hiểm thực sự là nhện góa phụ đen và nhện nâu ẩn dật (brown recluse). Loài Tarantulas có thể trông đáng sợ, nhưng vết cắn của chúng không nguy hiểm bằng một vết ong đốt.
Khi trẻ bị nhện góa phụ đen cắn sẽ cảm thấy giống như kim châm, có thể sưng và tấy đỏ nhẹ tại chỗ. Trong vòng vài giờ, con bạn bắt đầu bị đau dữ dội. Các triệu chứng có thể có khác bao gồm: ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi, sốt, buồn nôn và co thắt dạ dày hoặc đau bụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không biểu hiện triệu chứng nào cả.
Nhện nâu ẩn dật cắn sẽ gây ra cảm thấy nhói nhẹ. Sau đó, khu vực này sẽ đỏ lên và cơn đau dữ dội xuất hiện trong 8 giờ tiếp theo. Vết phồng rộp chứa đầy dịch lỏng sẽ hình thành tại chỗ, sau đó là vết loét sâu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi, sốt nhẹ và phát ban, đau nhức cơ thể, buồn nôn và bơ phờ.
Vết cắn của bọ cạp gây sưng tấy và có thể đổi màu da. Các triệu chứng khác sẽ phát triển trong vòng vài phút đến 5 giờ, có thể bao gồm: cơn đau ngày càng trầm trọng và lan tỏa lên các chi bị đốt, co giật tay và chân, đập mạnh, nhăn nhó.
Nhện và bọ cạp không hung dữ, nghĩa là không đột nhiên tìm đến cắn con người. Vì vậy lời khuyên là đừng làm chúng hoảng sợ hoặc chạm vào chúng.
Bạn cũng nên:
Mặc dù thuốc chống côn trùng sẽ không bảo vệ con bạn khỏi nhện và bọ cạp, song việc sử dụng những sản phẩm này được xem là “tuyến phòng thủ đầu tiên” để tránh em bé bị côn trùng cắn.
Hầu hết các vết cắn của nhện đều vô hại vì vậy bạn không cần quá lo lắng. Điều quan trọng nhất là chăm sóc vùng da bị cắn để giảm bớt đau và sưng. Đừng quên để ý vết thương của trẻ bị nhện cắn trong vài ngày tiếp theo. Nếu thấy phồng rộp hoặc bắt đầu có màu tím và nhiễm trùng, hãy cho bé khám bác sĩ. Cũng nên đến cơ sở y tế nếu con bạn có vẻ bị đau dữ dội hoặc bị sốt, bác sĩ có thể xem xét tình hình và kê đơn thuốc kháng sinh.
Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/bi-nhen-can-co-sao-khong-a42916.html