Đơn vị:

Kẽm có tác dụng gì? 14 tác dụng của kẽm đối với cơ thể

1 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Tác dụng của kẽm đối với hệ miễn dịch đã được nhiều người biết đến. Kẽm là hoạt chất không thể thiếu đối với chức năng của tế bào miễn dịch.

Khi thiếu hụt kẽm, tế bào miễn dịch không nhận được tín hiệu từ các cơ quan khác, dẫn đến không thực hiện được đúng chức năng của mình. Từ đó, sức khỏe suy yếu, dễ bị các tác nhân xấu bên ngoài tấn công.

Khi bổ sung đủ kẽm, nó sẽ kích thích cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. (Xem thêm các sản phẩm kẽm hỗ trợ tăng cường hệ thống tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể).

Kích thích tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả là một tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Kích thích tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả là một tác dụng của kẽm đối với cơ thể

2 Tăng tốc chữa lành vết thương

Kẽm đóng vai trò duy trì làn da khoẻ mạnh, thường được lựa chọn để điều trị ở bệnh nhân bị bỏng, lở loét ngoài da do việc bổ sung kẽm sẽ làm tăng tốc độ làm liền vết thương.

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng kẽm có khả năng chữa lành vết thương ở những bệnh nhân tiểu đường bị lở loét chân.[1]

Để đạt được hiệu quả lành vết thương tốt nhất, ngoài việc sử dụng kẽm, bạn có thể kết hợp dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ ngừa sẹo, giúp vết thương nhanh lành hơn và hạn chế để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ.

Quá trình làm lành vết thương cũng có sự tham gia của kẽm

Quá trình làm lành vết thương cũng có sự tham gia của kẽm

3 Giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, liên quan đến tuổi tác

Một tác dụng của kẽm mà nhiều người ít biết đến, đó là kẽm có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác: bệnh nhiễm trùng, viêm phổi, mờ mắt do thoái hóa điểm vàng (AMD),...

Trong một thử nghiệm lâm sàng, những người cao tuổi được uống 45 mg kẽm mỗi ngày đã giảm tỷ lệ nhiễm trùng gần 66%.[2]

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng, tình trạng thiếu kẽm ở người lớn tuổi làm giảm khả năng miễn dịch, làm tăng tỷ lệ và thời gian bị viêm phổi và tăng thời gian phải sử dụng kháng sinh.[3]

Như vậy, bổ sung đầy đủ kẽm cho người già cũng là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Người cao tuổi cần được bổ sung đầy đủ kẽm để giảm nguy cơ mắc bệnh của tuổi già

Người cao tuổi cần được bổ sung đầy đủ kẽm để giảm nguy cơ mắc bệnh của tuổi già

4 Bảo vệ thị lực

Kẽm cũng là một chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do tránh làm tổn thương đến các tế bào, ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa. Vì thế, bổ sung kẽm từ thức ăn hoặc thực phẩm chức năng có thể giúp bảo vệ mắt, hạn chế nguy cơ suy giảm thị lực.

Kẽm giúp ngăn stress oxy hóa hạn chế nguy cơ suy giảm thị lực

Kẽm giúp ngăn stress oxy hóa hạn chế nguy cơ suy giảm thị lực

5 Giúp điều trị mụn

Kẽm là hoạt chất được sử dụng để điều trị mụn trứng cá do khả năng giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes, đồng thời giảm sự hoạt động quá mức của tuyến nhờn. Bệnh nhân có thể bôi các sản phẩm chứa kẽm ngoài da hoặc uống trực tiếp để giảm tình trạng mụn.

Kẽm được sử dụng trong quá trình điều trị mụn

Kẽm được sử dụng trong quá trình điều trị mụn

6 Hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Nếu tình trạng tiêu chảy xảy ra quá lâu thì bệnh nhân nên bổ sung thêm kẽm, đặc biệt là trẻ em. Kẽm sẽ giúp giảm thời gian tiêu chảy và thúc đẩy sự hồi phục của đường ruột cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Kẽm có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng tiêu chảy do cả vi khuẩn và virus. Để hồi phục nhanh và hiệu quả, người bệnh nên vừa bổ sung thêm kẽm vừa dùng men vi sinh để cân bằng lại hệ lợi khuẩn trong đường ruột.

Kẽm giúp tăng tốc độ hồi phục của đường ruột

Kẽm giúp tăng tốc độ hồi phục của đường ruột

7 Giảm stress oxy hóa

Stress oxy hóa làm tổn hại rất nhiều đến sức khỏe của con người, là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, về lâu dài dẫn đến một số bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim, thậm chí là ung thư. Ngoài ra, stress oxy hoá còn góp phần đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Kẽm là một chất chống oxy hóa, cung cấp kẽm sẽ hạn chế sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa, hạn chế được tình trạng stress oxy hóa, bảo vệ sức khoẻ.

Quá trình từ tế bào bình thường trở thành tế bào bị stress oxy hóa

Quá trình từ tế bào bình thường trở thành tế bào bị stress oxy hóa

8 Giảm viêm

Công dụng này của kẽm là nhờ khả năng làm giảm phản ứng oxi hóa và phản ứng tạo ra các chất trung gian gây viêm trong cơ thể con người như: thromboxane, leukotriens và prostaglandin.

Một nghiên cứu cho bệnh nhân sử dụng 45 mg kẽm gluconat mỗi ngày, kéo dài trong 6 tháng. Kết quả đo được nồng độ kẽm trong máu cao, đồng thời giảm các dấu hiệu viêm trong cơ thể.[4]

9 Ngăn ngừa loãng xương

Canxi là hoạt chất cần thiết nhất cho việc tạo xương. Tuy nhiên để quá trình này diễn ra thuận lợi thì cần sự có mặt của kẽm. Kẽm thúc đẩy sự khoáng hóa xương, kích thích quá trình tạo xương.

Do vậy, với những bệnh nhân loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương, bác sĩ thường chỉ định bổ sung canxi kèm theo kẽm và một số vi chất khác. (Xem thêm sản phẩm canxi giúp ngăn ngừa loãng xương ở người lớn, chống còi xương ở trẻ nhỏ).

Sự hình thành xương mới không thể thiếu khoáng chất kẽm

Sự hình thành xương mới không thể thiếu khoáng chất kẽm

10 Hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh là một triệu chứng bệnh do virus gây ra. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên uống kẽm để tăng cường khả năng đề kháng và hệ thống miễn dịch giúp chống lại virus.

Có thử nghiệm đã chứng minh rằng kẽm giảm thời gian bệnh nhân bị cảm lạnh từ 33 - 35% tuỳ theo hàm lượng sử dụng. Các nghiên cứu trên đã chứng minh được rằng kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, tạo điều kiện cho cơ thể chống chọi với bệnh tật. [5]

Nhìn chung sử dụng kẽm để điều trị cảm lạnh còn cần các nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Khi có dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm bạn nên dùng thuốc cảm cúm một cách hợp lý và kết hợp bổ sung vi chất, kẽm để nâng cao hiệu quả, giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe một cách an toàn.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.