Đơn vị:

Top 10 thuốc trị ho có đờm hiệu quả và lưu ý khi sử dụng thuốc

Ho có đờm là triệu chứng phổ biến của bệnh lý đường hô hấp, gây khó chịu và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Sử dụng thuốc trị ho có đờm là giải pháp hữu hiệu giúp giảm ho và dễ thở hơn. Hãy cùng tìm hiểu top 10 thuốc trị ho có đờm hiệu quả và một số lưu ý khi sử dụng thuốc qua bài viết dưới đây nhé!

1Ho có đờm là gì?

Ho có đờm là tình trạng ho kèm theo đờm, thường xuất hiện khi có nhiễm trùng đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn, đặc biệt là ở trẻ em.

Đờm là chất nhầy dư thừa được tiết ra khi cơ thể bị nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Phản xạ ho giúp đẩy đờm ra khỏi phổi và đường thở, mặc dù đôi khi có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây khó thở.

Dù thường không đáng lo ngại và có thể tự khỏi sau vài tuần, ho có đờm có thể được giảm nhẹ bằng một số biện pháp khắc phục tại nhà để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.[1]

Ho có đờm là tình trạng ho kèm theo đờm

Ho có đờm là tình trạng ho kèm theo đờm

2Nguyên nhân gây ho đờm

Nhiễm trùng đường hô hấp

Ho đờm thường xảy ra do nhiễm trùng đường hô hấp kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, đau họng, sốt hoặc ớn lạnh. Các loại nhiễm trùng này có thể dẫn đến tăng sản xuất đờm, bao gồm:

  • Cảm lạnh thông thường.
  • Viêm phế quản cấp tính.
  • Viêm phổi.[2]

Ho đờm thường xảy ra do nhiễm trùng đường hô hấp

Ho đờm thường xảy ra do nhiễm trùng đường hô hấp

Giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng ống phế quản mở rộng, dày lên, mềm và có sẹo do viêm mãn tính, gây sản xuất chất nhầy quá mức dẫn đến ho có đờm và tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi. Một số triệu chứng khác của giãn phế quản bao gồm:

  • Thở khò khè.
  • Khó thở.
  • Mệt mỏi.
  • Ho ra máu hoặc đờm có máu.
  • Đau ngực.
  • Đau khớp.
  • Ngón tay dùi trống.[2]

Giãn phế quản gây ra ho đờm

Giãn phế quản gây ra ho đờm

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh lý đường hô hấp mạn tính và tiến triển với đặc trưng là tắt nghẽn đường khí thở ra. Các triệu chứng của COPD bao gồm:

  • Ho đờm.
  • Thở khò khè.
  • Khó thở.
  • Cảm giác nặng ngực.[2]

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây ho đờm

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây ho đờm

Suy tim sung huyết (CHF)

Suy tim sung huyết (CHF) xảy ra khi tim gặp khó khăn trong việc bơm máu khắp cơ thể. Khi tim trái bơm máu không hiệu quả sẽ gây ra hiện tượng dịch rò rỉ vào các túi khí trong phổi. Kết quả là dẫn đến ho đờm, ran ngáy và thở khò khè.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), CHF có thể tiết ra chất nhầy màu hồng. Một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Khó thở.
  • Mệt mỏi.
  • Phù chân do suy tim phải gây ra tuần hoàn kém.[2]

Suy tim sung huyết dẫn đến ho đờm và thở khò khè

Suy tim sung huyết dẫn đến ho đờm và thở khò khè

Viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh lý thường gặp, xảy ra khi các xoang trong khu vực mũi bị viêm nhiễm. Tình trạng này làm tăng sản xuất dịch nhầy từ xoang mũi. Khi dịch từ xoang chảy xuống hầu họng sẽ gây kích thích và ho đờm.

Dịch từ xoang bị viêm sẽ gây kích thích và ho đờm

Dịch từ xoang bị viêm sẽ gây kích thích và ho đờm

Tiếp xúc với chất kích thích

Các chất hóa học, khói, bụi, hơi cay, hơi axit và chất gây dị ứng có thể kích ứng đường hô hấp, khiến cơ thể sản xuất nhiều đờm và kích thích ho để loại bỏ những tác nhân độc hại này.

Ho đờm khi tiếp xúc với chất kích thích để loại bỏ chất độc hại

Ho đờm khi tiếp xúc với chất kích thích để loại bỏ chất độc hại

3Top 10 thuốc trị ho có đờm hiệu quả

Thuốc long đờm halixol

Xuất xứ: Egis (Hungary)

Thành phần: Hoạt chất chính là Ambroxol hydroclorid 30mg.

Công dụng:

  • Điều trị các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp cấp tính và mạn tính bao gồm hen phế quản và viêm phế quản, giãn phế quản do sản sinh quá nhiều nhầy và đàm.
  • Tăng cường hòa tan đàm nhầy trong các bệnh viêm mũi - họng.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày trong 2 - 3 ngày đầu là 1 viên x 3 lần/ngày, những ngày tiếp theo dùng liều 1 viên x 2 lần/ngày hoặc ½ viên x 3 lần/ngày.
  • Trẻ em 5 - 12 tuổi: liều thường dùng là ½ viên x 2 - 3 lần/ngày.
  • Ở bệnh nhân bị suy thận nặng, cần phải giảm liều dùng hoặc tăng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.

Lưu ý:

  • Không sử dụng Halixol cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Đặc biệt thận trọng khi dùng Halixol cho người rối loạn vận khí quản hoặc có nhiều đàm.
  • Thận trọng khi dùng cho người không dung nạp lactose.
  • Không sử dụng Halixol cùng thuốc chống ho đồng thời.
  • Nếu xuất hiện các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, cần ngừng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Thuốc long đờm ambroxol

Xuất xứ: Domesco (Việt Nam)

Thành phần: Hoạt chất chính là Ambroxol hydroclorid 30mg.

Công dụng:

  • Điều trị các bệnh đường hô hấp cấp hoặc mạn tính có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường.
  • Đặc biệt hiệu quả trong đợt cấp của viêm phế quản mạn và hen phế quản.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: ngày 2 lần, 30 - 60mg/lần.
  • Trẻ 5 - 10 tuổi: ngày 2 lần, 30mg/lần.
  • Uống thuốc ambroxol với nước sau khi ăn.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định: người mẫn cảm với ambroxol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị loét dạ dày tá tràng tiến triển.
  • Tác dụng phụ: thường gặp các tác dụng phụ nhẹ ở đường tiêu hóa.
  • Thận trọng: người bị loét đường tiêu hóa, ho ra máu, có vấn đề về dung nạp galactose, thiếu hụt enzym Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose - galactose.
  • Không phối hợp ambroxol với một thuốc chống ho hoặc một thuốc làm khô đờm.

Thuốc tiêu đờm trẻ em acemuc

Xuất xứ: Sanofi (Pháp)

Thành phần: Hoạt chất chính là Acetylcystein 200mg.

Công dụng:

  • Điều trị các rối loạn về tiết dịch đường hô hấp như viêm phế quản cấp, giai đoạn cấp của bệnh phế quản - phổi mạn tính và viêm xoang.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ trên 7 tuổi: ngày 3 lần, 1 gói/lần.
  • Trẻ từ 2 - 7 tuổi: ngày 2 lần, 1 gói/lần.
  • Hòa tan thuốc acemuc trong nửa ly nước.
  • Dùng đường uống.

Lưu ý:

  • Không dùng cho người bị phenylceton niệu, quá mẫn với acetylcystein, trẻ dưới 24 tháng tuổi.
  • Tránh dùng thuốc trong lúc cho con bú sữa mẹ.
  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị hen suyễn, loét dạ dày - tá tràng.
  • Không nên dùng chung với thuốc trị ho.
  • Có thể gây rối loạn tiêu hóa (đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy) nếu dùng liều cao.

Thuốc tiêu đờm bromhexin

Xuất xứ: F.T.Pharma (Việt Nam)

Thành phần: Hoạt chất chính là Bromhexin HCl 4mg.

Công dụng:

  • Điều trị rối loạn tiết dịch phế quản, đặc biệt trong viêm phế quản cấp tính và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 3 lần/ngày, mỗi lần 8 - 16mg.
  • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: 2 lần/ngày, mỗi lần 4mg.
  • Trẻ nhỏ 2 - 6 tuổi: 2 lần/ngày, mỗi lần 4mg.
  • Thời gian điều trị không nên vượt quá 5 ngày mà không có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Tác dụng phụ: đau thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, nổi mẩn, khô miệng, tăng men gan.
  • Thận trọng với người bị hen suyễn, loét dạ dày, suy gan, suy thận, người cao tuổi, trẻ nhỏ.
  • Không nên hòa tan Bromhexin trong dung dịch có pH > 6 để tránh kết tủa.
  • Không dùng chung với thuốc chống ho, thuốc làm giảm tiết dịch phế quản. Bromhexin có thể tương tác với một số loại kháng sinh.
  • Không sử dụng bromhexin cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thuốc long đờm exomuc

Xuất xứ: Bouchara Recordati (Pháp)

Thành phần: Hoạt chất chính là Acetylcystein 200mg.

Công dụng:

  • Điều trị các rối loạn chất tiết phế quản, đặc biệt trong các bệnh viêm phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phế quản phổi mạn tính.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ trên 7 tuổi: uống 3 lần mỗi ngày, 1 gói/lần.
  • Trẻ từ 2 - 7 tuổi: uống 2 lần mỗi ngày, 1 gói/lần.
  • Hòa tan cốm trong nửa ly nước trước khi uống, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, người bị phenylketon niệu, tiền sử hen suyễn và quá mẫn với acetylcysteine.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc long đờm exomuc với người bị loét dạ dày - tá tràng.
  • Có thể gây buồn nôn, nôn. Nếu gặp tác dụng phụ, nên giảm liều và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không nên dùng đồng thời với thuốc ho hoặc thuốc làm giảm bài tiết phế quản.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc tiêu đờm bisolvon

Xuất xứ: Boehringer Ingelheim (Đức)

Thành phần: Hoạt chất chính là Bromhexine hydrochloride 8mg.

Công dụng:

  • Làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp hoặc mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhầy bất thường và giảm sự vận chuyển chất nhầy.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 3 lần mỗi ngày, 1 viên (8mg).
  • Trẻ 6 - 12 tuổi: 3 lần mỗi ngày, 1/2 viên (4mg).
  • Trẻ nhỏ 2 - 6 tuổi: 2 lần mỗi ngày, 1/2 viên (4mg).
  • Khi bắt đầu điều trị có thể tăng tổng liều hàng ngày lên đến 48mg ở người lớn.
  • Nên thông báo cho người bệnh điều trị với BISOLVON về khả năng gia tăng bài tiết chất nhầy.
  • Trường hợp bệnh hô hấp cấp tính, cần hỏi ý kiến bác sỹ khi các triệu chứng không cải thiện hoặc xấu đi trong thời gian điều trị.
  • Không khuyến cáo dùng BISOLVON dạng viên nén cho trẻ dưới 2 tuổi. Đối tượng này nên dùng BISOLVON Kids dạng xi-rô.

Lưu ý:

  • Thận trọng với người bị suy gan hoặc suy thận, cao tuổi, suy nhược, có tiền sử loét dạ dày tá tràng, hen suyễn.
  • Có thể gây tác dụng phụ như rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn trên da và mô phụ thuộc, rối loạn ngực và trung thất, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng trên.
  • Không dùng chung với thuốc chống ho, thuốc làm giảm tiết dịch phế quản.
  • Thuốc bisolvon có thể tương tác với một số loại kháng sinh.
  • Không sử dụng bisolvon trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Thuốc làm loãng đờm Philmyrtol

Xuất xứ: Phil Inter Pharma (Mỹ)

Thành phần: Hoạt chất chính là Myrtol 300mg.

Công dụng:

  • Giúp làm loãng đờm và thúc đẩy di chuyển, giúp dễ khạc đờm và giảm viêm trong các trường hợp viêm phế quản cấp tính, mạn tính và viêm xoang mũi.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ từ 7 tuổi trở lên.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: 1 viên, 3 - 4 lần/ngày (viêm cấp tính), 1 viên, 2 lần/ngày (viêm mạn tính).
  • Trẻ từ 7 - 11 tuổi: 1 viên, 2 - 3 lần/ngày (viêm cấp tính), 1 viên, 1 - 2 lần/ngày (viêm mạn tính).
  • Uống thuốc 30 phút trước bữa ăn với nhiều nước.
  • Có thể uống liều Philmyrtol cuối trước khi đi ngủ để dễ ngủ. Thời gian điều trị dựa trên triệu chứng lâm sàng, có thể kéo dài với bệnh hô hấp mạn tính.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi.
  • Thận trọng với người bị viêm thận, đường tiết niệu, đường ruột, dị ứng với đậu phộng hoặc đậu nành.
  • Không nên uống thuốc với nước nóng hoặc uống thuốc sau bữa ăn.
  • Tác dụng phụ có thể gặp đau dạ dày, khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng.

Thuốc tiêu đờm acetylcystein

Xuất xứ: Stella (Việt Nam)

Thành phần: Hoạt chất chính là Acetylcystein 200mg

Công dụng:

  • Thuốc tiêu chất nhầy, hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp có đờm đặc quánh như viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Được sử dụng như một chất giải độc trong trường hợp quá liều paracetamol.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Cách dùng:

  • Người lớn: 1 viên 200mg x 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 2 - 6 tuổi: 1 viên 200mg x 2 lần/ngày.
  • Hòa tan trong nước để uống

Lưu ý:

  • Chống chỉ định với người bị hen suyễn hoặc có tiền sử co thắt phế quản, trẻ dưới 2 tuổi.
  • Tác dụng phụ có thể xuất hiện như co thắt phế quản, phù mạch, nổi mẩn, ngứa, hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp...
  • Thận trọng với người suy gan, dị ứng tinh bột mỳ, không dung nạp galactose, thiếu hụt enzym lactase.
  • Khi điều trị quá liều paracetamol, acetylcystein có thể gây nôn mửa hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng nôn mửa.

Thuốc long đờm Terpinzoat

Xuất xứ: TV.Pharm (Việt Nam)

Thành phần: Hoạt chất là Terpin hydrat 100mg, Natri benzoat 50mg.

Công dụng:

  • Giảm triệu chứng ho và long đờm trong các trường hợp viêm phế quản cấp hoặc mạn tính.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ trên 30 tháng tuổi.

Cách dùng:

  • Người lớn: uống ngày 2 - 3 lần, 1 - 2 viên/lần.
  • Trẻ em ≥ 30 tháng tuổi: ngày uống 1 viên, chia làm 1 - 2 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định với trẻ dưới 30 tháng tuổi, có tiền sử động kinh hoặc sốt co giật, người bị hen suyễn, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn, nôn, dị ứng da.
  • Thận trọng với người có tình trạng tăng áp lực nội sọ.
  • Không kết hợp với các chất làm khô dịch tiết như Atropin.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ, không nên dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.
  • Không dùng chung với thuốc ho và các chất làm khô dịch tiết.

Thuốc long đờm Molitoux

Xuất xứ: Domesco (Việt Nam)

Thành phần: Hoạt chất chính là Eprazinon dihydroclorid 50mg.

Công dụng:

  • Làm long đờm, loãng đờm, giúp thông thoáng đường thở để dễ thở hơn.
  • Hỗ trợ điều trị các trường hợp viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm mũi họng kèm theo triệu chứng nhiều đờm, đờm đặc.

Đối tượng sử dụng: Người lớn.

Cách dùng:

  • Người lớn: uống chia làm 3 lần, 3 - 6 viên/ngày.
  • Thời gian điều trị Molitoux không quá 5 ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định với phụ nữ cho con bú, người quá mẫn với thuốc.
  • Thận trọng với người có tiền sử co giật.
  • Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Có thể gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng da, nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.

4Lưu ý khi sử dụng thuốc trị long đờm

Việc sử dụng thuốc trị ho có đờm đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc long đờm:

  • Tuân thủ chỉ định: đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ liều lượng, tần suất do bác sĩ hoặc dược sĩ khuyến cáo.
  • Không tự ý điều chỉnh: không tự ý thay đổi liều dùng hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Thông báo với bác sĩ: cung cấp thông tin về các loại thuốc khác đang sử dụng (kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn và thảo dược) để tránh tương tác thuốc.
  • Thận trọng với nhóm nhạy cảm: tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Uống đủ nước: uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm, để làm loãng đờm và hỗ trợ quá trình đào thải.
  • Bổ sung nước hoa quả: uống nước hoa quả để cung cấp vitamin, khoáng chất, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phục hồi.

Uống nước ấm khi sử dụng thuốc trị long đờm để làm loãng đờm

Uống nước ấm khi sử dụng thuốc trị long đờm để làm loãng đờm

5Một số biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng ho có đờm

Máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm có thể giúp bạn tránh hít thở không khí khô, đặc biệt là vào ban đêm. Cổ họng khô có thể dễ bị kích ứng và viêm hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp đờm trong đường hô hấp trở nên loãng hơn và dễ dàng tống ra khỏi phổi hơn.[1]

Máy tạo độ ẩm có thể giúp bạn tránh hít thở không khí khô

Máy tạo độ ẩm có thể giúp bạn tránh hít thở không khí khô

Tắm hoặc xông hơi ướt

Tắm vòi sen có hơi nước có thể giúp làm ẩm không khí bạn hít vào. Nó cũng có thể giúp phá vỡ chất nhầy trong đường hô hấp. Bạn nên tắm dưới vòi sen hoặc trong phòng tắm xông hơi ít nhất 5 phút và có thể lặp lại nếu cần thiết.[1]

Tắm vòi sen có hơi nước có thể giúp làm ẩm không khí bạn hít vào

Tắm vòi sen có hơi nước có thể giúp làm ẩm không khí bạn hít vào

Mật ong

Mật ong tự nhiên là một trong những cách trị ho có đờm hiệu quả nhất. Theo một đánh giá được công bố vào năm 2021, mật ong có thể giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và ho cấp tính hiệu quả hơn các loại thuốc thông thường.

Tuy nhiên, các tác giả của bài đánh giá vẫn lưu ý rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn về vấn đề này. Không nên dùng mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi vì nó có thể gây ngộ độc.[1]

Mật ong là một trong những cách trị ho có đờm hiệu quả nhất

Mật ong là một trong những cách trị ho có đờm hiệu quả nhất

Thuốc ho thảo dược

Bạn có thể thử dùng thuốc trị ho tự nhiên được làm từ mật ong, chanh, bạch đàn, cây xô thơm, húng tây hoặc bạc hà. Một số loại thuốc ho cũng có thể chứa tinh dầu bạc hà, có thể giúp làm mát đường thở của bạn.[1]

Thuốc trị ho thảo dược có thể hỗ trợ giảm triệu chứng ho có đờm

Thuốc trị ho thảo dược có thể hỗ trợ giảm triệu chứng ho có đờm

Vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và có thể giúp giảm thời gian bị cảm lạnh. Một số nghiên cứu gợi ý rằng dùng vitamin C làm giảm thời gian của các triệu chứng như mệt mỏi, ho, ớn lạnh... nếu bạn bị cảm lạnh.

Bạn nên ăn một quả cam hoặc uống nước cam tươi mỗi ngày trong mùa lạnh.[1]

Vitamin C giúp giảm thời gian bị ho

Vitamin C giúp giảm thời gian bị ho

Tinh dầu

  • Tinh dầu tràm: tinh dầu tràm có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên, dịu nhẹ và không gây kích ứng. Tinh dầu tràm được xem là lựa chọn an toàn và hiệu quả để trị ho, cảm lạnh và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Tinh dầu khuynh diệp: có thành phần chính là Cineol - chất có khả năng kháng khuẩn và kháng virus, giúp giảm viêm, dịu kích ứng và làm dịu ho khan hiệu quả.

Tinh dầu tràm là lựa chọn an toàn và hiệu quả để trị ho

Tinh dầu tràm là lựa chọn an toàn và hiệu quả để trị ho

Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể

Khi bị nhiễm trùng, việc cung cấp đủ nước là cực kỳ quan trọng. Nước giúp giữ ẩm cổ họng, tránh khô và viêm. Hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.[1]

Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày

Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày

Rửa mũi

Bình neti là một dụng cụ hữu ích để rửa mũi bằng nước muối, không chỉ giúp giảm nghẹt mũi mà còn có thể làm dịu các triệu chứng ho có đờm và đau họng ở cả người lớn và trẻ em.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng nước đã được tiệt trùng hoặc nước đun sôi để nguội thay vì nước máy. Theo khuyến cáo của FDA, hãy giữ bình đựng nước và nước rửa mũi sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn có hại.[1]

Bình neti là một dụng cụ hữu ích giúp giảm nghẹt mũi

Bình neti là một dụng cụ hữu ích giúp giảm nghẹt mũi

Trà thảo dược

  • Trà gừng: Gừng có nhiều đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, theo đánh giá tài liệu năm 2020. Một vài tách trà gừng mỗi ngày có thể giúp làm dịu chứng viêm trong cổ họng đồng thời giữ cho cơ thể bạn luôn đủ nước.
  • Trà húng tây và đinh hương: Nghiên cứu cho thấy cả cỏ xạ hương và đinh hương đều có đặc tính kháng khuẩn. Dù ở dạng tinh dầu hoặc cồn thuốc, chúng có thể giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng đường hô hấp trên. Thêm húng tây tươi và lá đinh hương vào nước. Đun sôi trong 10 phút, sau đó lọc trà và thưởng thức.[1]

Trà thảo dược giúp làm dịu chứng viêm trong cổ họng

Trà thảo dược giúp làm dịu chứng viêm trong cổ họng

5Bảng tổng hợp

Tên sản phẩm Xuất xứ Công dụng Đối tượng sử dụng Cách dùng Thuốc long đờm halixol Egis (Hungary)

Điều trị các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp cấp tính và mạn tính do sản sinh quá nhiều nhầy và đàm

Tăng cường hòa tan đàm nhầy trong các bệnh viêm mũi - họng

Người lớn và trẻ từ 5 tuổi trở lên

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 2 - 3 ngày đầu là 1 viên x 3 lần/ngày, những ngày tiếp theo dùng liều 1 viên x 2 lần/ngày hoặc ½ viên x 3 lần/ngày.

Trẻ em 5 - 12 tuổi: liều thường dùng là ½ viên x 2 - 3 lần/ngày.

Thuốc long đờm ambroxol Domesco (Việt Nam) Điều trị các bệnh đường hô hấp cấp hoặc mạn tính có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường Người lớn và trẻ từ 5 tuổi trở lên

Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: ngày 2 lần, 30 - 60mg/lần.

Trẻ 5 - 10 tuổi: ngày 2 lần, 30mg/lần.

Thuốc tiêu đờm trẻ em acemuc Sanofi (Pháp) Điều trị các rối loạn về tiết dịch đường hô hấp Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên

Người lớn và trẻ trên 7 tuổi: ngày 3 lần, 1 gói/lần.

Trẻ từ 2 - 7 tuổi: ngày 2 lần, 1 gói/lần.

Thuốc tiêu đờm bromhexin F.T.Pharma (Việt Nam) Điều trị rối loạn tiết dịch phế quản Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 3 lần/ngày, mỗi lần 8 - 16mg.

Trẻ từ 6 - 12 tuổi: 2 lần/ngày, mỗi lần 4mg.

Trẻ nhỏ 2 - 6 tuổi: 2 lần/ngày, mỗi lần 4mg.

Thuốc long đờm exomuc Bouchara Recordati (Pháp) Điều trị các rối loạn chất tiết phế quản Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên

Người lớn và trẻ trên 7 tuổi: uống 3 lần mỗi ngày, 1 gói/lần.

Trẻ từ 2 - 7 tuổi: uống 2 lần mỗi ngày, 1 gói/lần.

Thuốc tiêu đờm bisolvon Boehringer Ingelheim (Đức) Làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp hoặc mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhầy bất thường và giảm sự vận chuyển chất nhầy. Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên

Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 3 lần mỗi ngày, 1 viên (8mg).

Trẻ 6 - 12 tuổi: 3 lần mỗi ngày, 1/2 viên (4mg).

Trẻ nhỏ 2 - 6 tuổi: 2 lần mỗi ngày, 1/2 viên (4mg).

Thuốc làm loãng đờm Philmyrtol Phil Inter Pharma (Mỹ) Giúp làm loãng đờm và thúc đẩy di chuyển, giúp dễ khạc đờm và giảm viêm Người lớn và trẻ từ 7 tuổi trở lên.

Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: 1 viên, 3 - 4 lần/ngày (viêm cấp tính), 1 viên, 2 lần/ngày (viêm mạn tính).

Trẻ từ 7 - 11 tuổi: 1 viên, 2 - 3 lần/ngày (viêm cấp tính), 1 viên, 1 - 2 lần/ngày (viêm mạn tính).

Thuốc tiêu đờm acetylcystein Stella (Việt Nam) Thuốc tiêu chất nhầy, hỗ trợ điều trị các bệnh lý hô hấp có đờm đặc quánh Người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên

Người lớn (1 viên 200mg x 3 lần/ngày)

Trẻ từ 2 - 6 tuổi (1 viên 200mg x 2 lần/ngày)

Thuốc long đờm Terpinzoat TV.Pharm (Việt Nam) Giảm triệu chứng ho và long đờm trong các trường hợp viêm phế quản cấp hoặc mạn tính. Người lớn và trẻ trên 30 tháng tuổi

Người lớn: uống ngày 2 - 3 lần, 1 - 2 viên/lần.

Trẻ em ≥ 30 tháng tuổi: ngày uống 1 viên, chia làm 1 - 2 lần/ngày.

Thuốc long đờm Molitoux Domesco (Việt Nam) Làm long đờm, loãng đờm, giúp thông thoáng đường thở để dễ thở hơn. Người lớn Uống chia làm 3 lần, 3 - 6 viên/ngày

Với những loại thuốc và biện pháp trị ho đàm đơn giản, bạn có thể kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng ho có đàm một cách hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết này đến người thân và bạn bè để cùng nhau bảo vệ sức khỏe đường hô hấp nhé!