Đơn vị:

Chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không? Chữa như thế nào?

Chân vòng kiềng là điều không ai mong muốn vì sẽ làm chân trông ngắn hơn, ảnh hưởng đến chiều cao và hoạt động đi lại, chạy, tập thể thao,... Để biết chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Chân vòng kiềng và gì và nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng

Trước khi tìm hiểu chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không, bạn cũng cần hiểu thêm về chân vòng kiềng cũng như tác nhân dẫn đến hiện tượng này. Chân vòng kiềng còn được gọi là tình trạng chân chữ O hoặc genu varum, đây là một loại xương biến dạng, được biểu hiện phổ biến là đầu gối bị cong ra phía ngoài.

Người bị chân vòng kiềng khó khăn hơn khi di chuyển vì đầu gối không chạm nhau, mũi chân và gót chân cũng có những sai lệch nhất định. Khi bị chân vòng kiềng, cấu tạo xương chân cũng bị thay đổi, cẳng chân tạo với đùi một góc vòng cung với điểm ngoài cùng là đầu gối.

Chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không? Chữa như thế nào? 1Chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn khi đi lại

Khi tình trạng chân vòng kiềng duy trì thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến việc chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ bị biến chứng xảy ra ở ngón chân, hông và mắt cá chân cao hơn, điển hình như tình trạng tổn thương khớp bánh chè, viêm khớp, thay đổi vị trí mắt cá chân, gãy xương,...

Vậy chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không, nguyên nhân nào gây chân vòng kiềng? Nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng cũng là một trong những yếu tố quyết định liệu có thể khắc phục tình trạng này hay không. Chân vòng kiềng có thể là bẩm sinh hoặc xảy ra khi trẻ tập đi dưới 2 tuổi. Các bệnh lý có thể dẫn đến chân vòng kiềng gồm:

  • Còi xương: Thiếu hụt vitamin D hoặc canxi quá nhiều là tác nhân khiến xương kém phát triển, cấu trúc xương có nhiều khuyết điểm, còi xương dẫn đến nguy cơ bị chân vòng kiềng cao hơn. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, biến chứng nặng nề đối với hệ xương khớp, trong đó có chân vòng kiềng.
  • Bệnh lùn: Theo các chuyên gia y tế, bệnh lùn cũng được cho là yếu tố tăng nguy cơ chân vòng kiềng. Tình trạng loạn sản xương và sụn ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của xương. Khi mắc bệnh lùn, chiều dài xương kém phát triển ảnh hưởng đến chiều cao, tăng khả năng bị chân vòng kiềng.
  • Bệnh Blount: Nguyên nhân chân vòng kiềng khá phổ biến là do bệnh Blount. Bệnh lý này khiến cho phần xương và sụn xung quanh đầu gối kém phát triển, thậm chí ngưng tạo xương và gây ra tình trạng chân vòng kiềng. Bệnh nhân mắc bệnh này cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng lâu dài đến xương và khả năng vận động.
  • Ngoài những nguyên nhân thường gặp gây chân vòng kiềng nêu trên, hiện tượng này còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như béo phì, thoái hóa khớp gối ở người lớn, phát triển xương bất thường ở chân, bệnh cadillac, nhiễm độc chì,...

Chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không?

Một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất về chân vòng kiềng là liệu rằng chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không. Theo các bác sĩ, khoảng 60% người trưởng thành bị chân vòng kiềng có thể khắc phục dần nhưng tỷ lệ trở lại trạng thái ban đầu khá thấp.

Chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không? Chữa như thế nào? 2Chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không? Có thể cải thiện bằng tập luyện, vật lý trị liệu,...

Theo đó, muốn biết chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không, bạn cần biết nguyên nhân khiến mình bị chân vòng kiềng. Nếu nguyên nhân đến từ các yếu tố sinh lý, chân vòng kiềng bẩm sinh hoặc lâu ngày, tỷ lệ chữa trị khỏi tương đối thấp.

Trong trường hợp chân vòng kiềng do bệnh lý gây nên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được thông qua việc chữa trị bệnh dứt điểm và kết hợp nhiều phương pháp tập luyện, xoa bóp,... để đưa vị trí đầu gối về trạng thái bình thường, chân thẳng hơn và dễ dàng đi lại, di chuyển hơn.

Nhìn chung, giải đáp thắc mắc chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không, hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng có thể cải thiện phần nào độ cong của chân bằng nhiều phương pháp kết hợp như vật lý trị liệu, bài tập chân chuyên sâu, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,...

Để chữa trị chân vòng kiềng một cách hiệu quả nhất, bạn còn cần dựa trên nhiều yếu tố khác như độ tuổi, thời gian bị chân vòng kiềng, tình trạng thực tế của chân và mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể. Tốt nhất khi phát hiện chân vòng kiềng, bạn nên đến gặp chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn phương pháp phù hợp.

Cách khắc phục tình trạng chân vòng kiềng ở người lớn

Về vấn đề chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không, đa số đều có thể cải thiện ít hoặc nhiều. Vậy nên làm gì để khắc phục chân vòng kiềng ở người trưởng thành? Bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp như sau:

Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu chuyên dụng sẽ giúp chân được điều chỉnh từ từ, có hiệu quả cao nhưng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi tập vật lý trị liệu, bạn cần đến sự hỗ trợ của người có chuyên môn, không nên tự ý tập tại nhà.

Dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin D, canxi chính là tác nhân khiến nguy cơ chân vòng kiềng cao hơn nên trong quá trình điều trị, bạn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin D, vitamin K, canxi như tôm, cá, cua, trứng, sữa,...

Chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không? Chữa như thế nào? 3Người đang điều trị chân vòng kiềng nên bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi, vitamin D,...

Điều chỉnh tư thế: Với những người bị chân vòng kiềng nhẹ do tư thế sai, bác sĩ có thể khuyến khích bệnh nhân nên điều chỉnh lại tư thế đúng, đi thẳng chân, không gác 2 chân lên nhau khi ngồi,... để khắc phục.

Tóm lại, chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không? Tình trạng chân vòng kiềng ở người lớn có thể chữa được nhưng cần tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để khắc phục lâu dài, dứt điểm và có hiệu quả tốt nhất. Khi bị chân vòng kiềng bạn nên tìm đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân rồi mới tiến hành chữa trị.