Đơn vị:

Đổi đơn vị áp suất | Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất chuẩn

Áp suất là đơn vị đo lường quan trọng trong các ngành công nghiệp. Vậy có những đơn vị đo áp suất nào thông dụng? Cách đổi đơn vị áp suất như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ nhé!

Hướng dẫn cách đổi các đơn vị áp suất

Hướng dẫn cách đổi các đơn vị áp suất

Cách chuyển đổi đơn vị áp suất

Việc chuyển đổi giữa các đơn vị của áp suất sẽ thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng. Vậy làm sao để đổi psi sang bar, kg/cm2, mpa, kpa, pa, atm, ... và ngược lại? Mời các bạn cùng tham khảo 3 cách làm dưới đây:

Cách 1: Sử dụng bảng quy đổi đơn vị đo áp suất

Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất

Bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất

Theo bảng chuyển đổi đơn vị áp suất trên, cột dọc là cột đơn vị cần quy đổi. Còn hàng ngang là hàng biểu thị giá trị quy đổi từ đơn vị cần quy đổi. Ví dụ:

  • 1psi = 0,0689 bar
  • 1 mpa = 10 bar
  • 1 psi = 0,0704 kg/cm2
  • 1 bar = 14,504 psi
  • 1 atm = 101.325 pa
  • 1 kpa = 0,01 bar
  • 1 psi = 0,006895 mpa

Cách 2: Sử dụng Google

Ngoài công dụng tìm kiếm, bạn có thể sử dụng Google để đổi giữa các đơn vị tính áp suất. Cách làm này rất đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả và có độ chính xác cao.

  • Bước 1: Truy cập vào Google.
  • Bước 2: Nhập công thức chuyển đổi: “a đơn vị cần chuyển đổi to/= đơn vị quy đổi”. Trong đó, a là số đơn vị cần chuyển đổi.
  • Bước 3: Nhấn phím “enter” là được.

Ví dụ: Bạn muốn đổi 1 mpa sang bar thì hãy thực hiện như hình minh họa dưới đây:

Cách đổi đơn vị đo áp suất bằng google

Cách đổi đơn vị đo áp suất bằng google

Cách 3: Sử dụng Convertworld

  • Bước 1: Truy cập theo đường link https://www.convertworld.com/vi/ap-suat/.
  • Bước 2: Nhập các đơn vị chuyển cần đổi rồi nhấn phím “enter” là được.

Ví dụ: Bạn muốn đổi 10 bar sang psi thì thực hiện như dưới ảnh minh họa sau:

Cách đổi đơn vị đo áp suất trên web Convertworld

Cách đổi đơn vị đo áp suất trên web Convertworld

Các đơn vị đo áp suất thông dụng nhất hiện nay

Mỗi khu vực trên thế giới sẽ có các đơn vị đo áp suất khác nhau. Trong đó, được sử dụng phổ biến nhất vẫn là các đơn vị sau:

Đơn vị Pascal (Pa)

Đây là một đơn vị đo áp suất nằm trong hệ đo lường quốc tế SI, được đặt theo tên của nhà Toán học - Vật lý Blaise Pascal.

Theo đó, 1Pa được xác định bằng áp lực của 1 newton tác dụng lên trên bề mặt có diện tích 1 m2. Áp suất của 1Pa khá nhỏ, ước tính xấp xỉ bằng áp lực của 1 đồng xu đặt lên bàn.

Hiện nay, Pa được sử dụng phổ biến tại các nước Châu Á để đo áp suất trong xây dựng và nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất điện, thép, nước thải,... và một số máy móc như: máy rửa xe, máy nén khí,...

Đơn vị Kilopascal (Kpa)

Đây là đơn bị đo áp suất được quy đổi từ Pa nhằm mục đích giảm bớt những số 0 khi ghi chép, hạn chế sai sót. Ta có:

1Kpa = 1000Pa.

Kpa cũng được sử dụng để đo áp suất phổ biến như Pa. Nó được dùng để làm đơn vị trong các đồng hồ đo áp suất của máy móc. Ngoài ứng dụng đo áp suất của chất khí, chất lỏng, Kpa còn được dùng để đo áp suất của máy hút chân không.

Đơn vị Mega Pascal (Mpa)

Đây là đơn vị đo áp suất nằm trong hệ đo lường quốc tế SI được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Mpa cũng được quy đổi từ Pa nhưng có giá trị lớn hơn rất nhiều. Ta có:

1Mpa = 1.000 Kpa = 1.000.000 Pa.

Hiện nay, Mpa được sử dụng phổ biến trong các đồng hồ đo áp suất lò khí, máy nén khí, áp suất thủy lực,...

Đơn vị Bar

Bar là đơn vị đo áp suất không nằm trong hệ đo lường quốc tế nhưng được công bố bởi nhà Vilhelm Bjerknes - Nhà khí tượng học người Na Uy. Theo đó:

1 Bar = 100.000 Pa.

Đơn vị bar được dùng chủ yếu ở các nước Châu u, nhất là Pháp, Đức, Anh. Tương tự như Pa, người ta cũng sử dụng một số đơn vị khác có nguồn gốc từ bar như: Kbar, Mbar,...

Bar là đơn vị gì?

Bar là đơn vị gì?

Đơn vị Pounds per square inch (Psi)

Psi là đơn vị đo áp suất được dùng chủ yếu ở khu vực nước Mỹ. Đơn vị này để đo áp suất chất khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực).

Đơn vị Atmotphe (atm)

Atm là đơn vị đo áp suất nhưng không thuộc hệ đo lường quốc tế SI. Atm được thông qua bởi Hội nghị toàn thể về cân đo lần thứ 10. 1 đơn vị atm tương đương với áp suất cột thủy ngân cao 760mm ở nhiệt độ 00C dưới gia tốc trọng trường 9,80665 m/s². Hiện tại, đơn vị này được sử dụng để đo áp suất khí quyển.Ta có:

1atm = 101.325 Pa và 1atm = 1 bar.

Trên đây là thông tin chia sẻ về cách chuyển đổi đơn vị áp suất. HY vọng qua bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và làm việc.