Thai 11 tuần đã bám chắc chưa? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều các bậc cha mẹ. Để có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sự phát của thai nhi tuần 11 trước nhé.
Sự phát triển của thai 11 tuần
Tuần thứ 11 của thai kỳ tương đương với tuần thứ 9 sau thụ thai nằm trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ và thực sự đến thời điểm này thì em bé mới chính thức được miêu tả bằng hai từ thai nhi. Theo các chuyên gia nhi khoa cho biết, thai nhi 11 tuần tuổi phát triển rất nhanh và ngoại hình của thai nhi đã có hình dạng đặc trưng của con người.
Đầu thai nhi có độ dài bằng ½ tổng chiều dài của thai nhi và phần thân bắt đầu phát triển một cách nhanh chóng. Khuôn mặt thai nhi rộng ra, hai mắt cách xa nhau và mí mắt nhắm lại. Tai của thai nhi đã hoàn thiện tương đối hoàn chỉnh và mũi cũng đã xuất hiện đường khí đạo. Trong miệng của thai nhi đã hình thành lưỡi, hàm ếch và các mầm răng.
Phần thân của thai nhi cũng đang dần được hoàn thiện. Tại thời điểm 11 tuần tuổi, nhìn thấy được núm vú cũng như các nội quan bên trong cơ thể thai nhi cũng bắt đầu phân hóa. Tay và chân của thai nhi không còn hình dạng mái chèo nữa mà thay vào đó là sự xuất hiện của các ngón tay và ngón chân. Hồng cầu bắt đầu hình thành trong gan của thai nhi và bộ phận sinh dục ngoài cũng bắt đầu phát triển.
Theo thống kê, trong giai đoạn này, chiều dài trung bình và cân nặng trung bình của thai nhi lần lượt là 41mm và 45g. Cơ thể thai nhi cũng đã có những cử động sơ bộ và có những phản xạ mà mẹ có thể cảm nhận được. Vậy thai 11 tuần đã bám chắc chưa?
Thai 11 tuần đã bám chắc chưa?
Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết thai 11 tuần đã bám chắc chưa và liệu đã an toàn. Theo kinh nghiệm mang thai mà nhiều chị em chia sẻ thì đa số thai nhi khi được 11 tuần tuổi đều đã bám chắc vào thành tử cung và nằm an toàn trong túi ối của người mẹ để bắt đầu hoàn thiện và phát triển từng ngày. Lúc này, thai nhi nằm ở vị trí dưới rốn, có thể nằm ở giữa hoặc lệch trái hay lệch phải một chút.
Trong giai đoạn này, tim thai của bé cũng đã hình thành và phát triển tương đối hoàn thiện. Nhịp tim thai trung bình của thai nhi có tuổi thai 11 tuần sẽ dao động trong khoảng từ 120 - 160 nhịp/phút.
Những thay đổi của người mẹ khi mang thai 11 tuần
Cùng với chủ đề thai 11 tuần đã bám chắc chưa thì những thay đổi của thai phụ khi mang thai 11 tuần cũng là vấn đề quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ.
Trên thực tế, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi rõ rệt. Vậy những thay đổi của thai phụ khi mang thai 11 tuần cụ thể là như thế nào?
Chuyển biến về mặt tâm lý
Khi mang thai 11 tuần, hầu hết các thai phụ đều sẽ phải trải qua những chuyển biến về mặt tâm lý gây ra bởi sự thay đổi của hormone trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu có thể cảm thấy lo lắng và căng thẳng hoặc có thể đối mặt với sự thay đổi của những cung bậc cảm xúc khác nhau như vui mừng, chán nản, buồn bã hay sợ hãi. Đôi khi các mẹ bầu thường mất tự tin và không chắc chắn việc liệu rằng bản thân đã thực sự sẵn sàng để làm mẹ…
Kích thước bụng
Kích thước bụng bầu của mỗi người là khác nhau. Trong trường hợp mẹ mang thai lần hai, lần ba hoặc mang đa thai thì sẽ thấy bụng bầu rõ hơn bởi cơ bụng đã có độ giãn nhất định. Còn nếu đây là lần mang thai đầu tiên thì kích thước bụng bầu có thể thay đổi nhưng không nhiều và mẹ cần đợi thêm một vài tuần nữa để thấy được sự thay đổi kích thước rõ rệt.
Đi vệ sinh nhiều hơn
Trong thai kỳ, kích thước của thai nhi sẽ ngày càng lớn hơn gây chèn ép bàng quang. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chị em phụ nữ thường xuyên cảm thấy buồn vệ sinh và đi tiểu nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi này còn có thể xuất phát từ sự thay đổi của các hormone trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các thức uống có tác dụng lợi tiểu thay vì nhịn uống nước.
Ốm nghén
Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến mà hầu hết các thai phụ gặp phải trong thai kỳ, đặc trưng bởi các biểu hiện như buồn nôn, nôn và thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, các triệu chứng ốm nghén khó chịu này sẽ sớm kết thúc ở tuần thứ 12 đến 14 của thai kỳ.
Bên cạnh những sự thay đổi trên thì thai phụ khi mang thai tuần thứ 11 còn có thể phải đối mặt với một số biểu hiện khác như căng tức ngực và tăng nhạy cảm, điều này khiến một số thai phụ cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, trong một số trường hợp thai phụ còn có thể đối mặt với một số vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón…
Những lưu ý cha mẹ cần nắm được trong 3 tháng đầu thai kỳ
Thai 11 tuần đã bám chắc chưa? Câu trả lời chắc hẳn các bạn đã có được câu trả lời rồi phải không. Vậy đây đã phải là giai đoạn an toàn chưa và cha mẹ cần lưu ý những gì trong thời điểm này?
Theo các chuyên gia, 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong thai kỳ, do đó các thai phụ cần hết sức thận trọng. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ, các bậc cha mẹ cần nắm được một số lưu ý sau:
- Nắm được các dấu hiệu nhận biết mang thai sớm, ngộ độc thai nghén và ra máu trong thai kỳ.
- Khám thai lần đầu kịp thời, không quá sớm cũng không quá muộn, đúng và đủ.
- Sàng lọc dị tật thai nhi vào tuần thứ 12 của thai kỳ để phát hiện sớm những dị tật thai nhi nguy hiểm từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Các mẹ cần phân biệt được chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bất thường để có hướng can thiệp giữ thai kịp thời (nếu cần).
- Sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa những rủi ro sức khỏe nguy hiểm trước và trong khi sinh.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chú ý đến sức khỏe cũng như tinh thần trong thai kỳ. Các mẹ nên có chế độ sinh hoạt khoa học, không thức khuya, tránh lao động quá sức đồng thời duy trì chế độ ăn uống và vận động nhẹ nhàng.
- Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu để rèn luyện sức khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng để đảm bảo cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề thai 11 tuần đã bám chắc chưa mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Có thể thấy rằng thai nhi tuần 11 đã bám chắc vào tử cung và phát triển. Tuy nhiên, đây chưa phải giai đoạn an toàn, do đó các mẹ cần hết sức chú ý để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con.
Xem thêm:
- Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi
- Dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh là gì?