Đơn vị:

Từ xã hội không tiền mặt nhớ lại thời “1 nghìn một chiếc cu đơ”

Nhìn lại di sản văn hoá của tiền mặt

Ai cũng biết tiền không chỉ là một tờ giấy, nhưng ta cứ mãi đau đầu với giá trị của mảnh giấy ấy mà không nhận ra rằng xung quanh tờ bạc in hình Bác Hồ còn nhiều câu chuyện thú vị khác. Tờ tiền, vì thế, có nhiều thứ để kể hơn là con số mệnh giá in trên đó.

Chúng ta đã quen thuộc với 9 tờ tiền khác nhau, tương ứng với 9 mệnh giá tiền từ 1 ngàn đồng cho tới 500 ngàn đồng. Thế nhưng không nhiều bạn trẻ ngày nay biết rằng bên dưới tờ 1 ngàn còn có ba mệnh giá tiền nhỏ hơn, lần lượt là 500 đồng, 200 đồng, và 100 đồng. Những tờ tiền này sẽ xoay quanh mấy câu chuyện dở khóc dở cười như bị chê ky bo khi chờ thối dưới 1000 đồng chẳng hạn.

1000 đồng đã là quá đáng, vậy dưới 500 đồng thì mua bán cái gì nhỉ? Thời nay, ba mệnh giá tiền 500đ, 200đ và 100đ quá bé để có thể tiến hành giao dịch. Vì thế, dù chúng vẫn nằm trong hệ thống tiền tệ chính thức của Việt Nam, ta gần như không bao giờ nhìn thấy chúng trong đời sống hàng ngày. Dù vẫn được lưu thông, song khi cầm chúng trên tay, ta thường liên tưởng tới một ngày xưa đã qua từ lâu rồi.

httpsvietceteracomuploadsimages04aug2022hinhanhtienvietnamhiennay2minjpeg
Tiền 500đ.
httpsvietceteracomuploadsimages04aug2022139588301321jpeg
Tờ 200đ
httpsvietceteracomuploadsimages04aug2022139588301311jpeg
Tờ 100đ

Dù hiếm thấy trong đời sống thường nhật, những đồng tiền này vẫn được in ra, vì chúng vẫn có ích đối với một bộ phận nhỏ trong xã hội. Một vài năm trước, tờ 500đ vẫn được lưu thông tại các quầy tạp hoá nhỏ, quán nước vỉa hè, và trong chợ cóc. Nơi đây, 500đ quyết định người buôn bán lãi hay lỗ. Trong khi đó tờ 200đ và 100đ đã gần như biến mất, vì thế người bán hoặc hạn chế niêm yết giá lẻ, hoặc thay tiền cotton bằng những viên kẹo.

Tiền mệnh giá nhỏ còn hay được các gia đình có tang lễ đổi để rải tiền cúng cô hồn, làm lộ phí đưa tang khi đưa người thân quá cố từ nhà tang lễ tới nghĩa trang. Tục lệ này xuất phát từ quan niệm rằng nơi ngã ba, ngã tư đường thường có vong chưa siêu thoát, đói khát vì không được thờ cúng, vì thế ta rải tiền để bố thí họ. Lưu ý, hành vi rải tiền thật không được khuyến khích, vì có thể bị khép vào hành vi huỷ hoại tiền, là vi phạm pháp luật.

Bên cạnh tiền giấy, tiền xu cũng từng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành từ năm 2003 đến 2006. Loại tiền này được kỳ vọng là giúp ứng dụng các loại máy bán hàng tự động vào thị trường Việt Nam. Áp dụng công nghệ vào quá trình giao dịch hàng hoá là xu hướng đại diện cho quá trình mở cửa thị trường ở Việt Nam đầu 2000.

Nhưng do chất lượng tiền kém, dễ bị đánh rơi, cùng với hiện tượng lạm phát nên các loại tiền mệnh giá thấp khó lưu thông. Vào năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã phải tiêu huỷ và đấu giá 601 tấn phế liệu tiền kim loại.