Đơn vị:

Nước mũi màu xanh có mùi tanh cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe?

Nước mũi màu xanh và mùi tanh thường là triệu chứng của các bệnh nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, đó cũng có thể là một triệu chứng của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Việc theo dõi tình trạng nước mũi màu xanh có mùi tanh và đi khám sớm giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như áp dụng cách điều trị phù hợp.

Nguyên nhân khiến nước mũi màu xanh có mùi tanh

Bình thường, dịch mũi trong suốt, loãng, không màu, không mùi. Dịch mũi sinh ra để giữa lại các vi khuẩn, virus, nấm mốc, bụi bẩn…không cho chúng xâm nhập vào đường hô hấp dưới và gây hại cho cơ thể. Dịch mũi sẽ di chuyển xuống đường tiêu hóa và được hòa tan ở dạ dày và chúng ta khó có thể nhận ra sự tồn tại của chúng. Nhưng khi nước mũi màu xanh và có mùi tanh, kết cấu của nước mũi đã bị thay đổi. Đó là khi lớp niêm mạc mũi, xoang tiết dịch mũi nhiều bất thường. Dịch mũi đặc hơn, biến đổi màu sắc thành màu vàng xanh hoặc màu xanh. Kèm theo đó là mùi tanh nồng vô cùng khó chịu.

Các tác nhân khiến nước mũi màu xanh và mùi tanh

Nước mũi màu xanh có mùi tanh có thể do các tác nhân như:

Vi khuẩn tấn công hệ hô hấp nên hệ miễn dịch hoạt động để lại chúng. Các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch cùng những vi khuẩn có lợi khác chi chết đi sẽ tạo thành màu xanh. Vì vậy, “thủ phạm” hàng đầu khiến dịch mũi xanh và hôi tanh chính là vi khuẩn. Các loại vi khuẩn phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này là vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis và Serratia marcescens.

Ngoài vi khuẩn, các yếu tố khác như hóa chất, bụi bẩn, phấn hoa,… từ môi trường cũng góp phần gây nên màu xanh và mùi tanh trong nước mũi. Các tạp chất kích thích mũi kết hợp với môi trường ẩm trong niêm mạc mũi làm biến đổi tính chất của dịch mũi.

Một khối u, mụn nhọt hay polyp xuất hiện trong mũi, xoang cũng là tác nhân gây tắc nghẽn đường dẫn lưu của dịch mũi. Dịch mũi ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển. Khi đó, các tế bào miễn dịch - tế bào bạch cầu của cơ thể càng phải hoạt động hết công suất để tấn công lại. Càng nhiều xác tế bào bạch cầu, dịch mũi sẽ càng ngả màu xanh hoặc vàng xanh kèm mùi hôi tanh khó chịu.

Nước mũi màu xanh có mùi tanh và đặc mang đến cảm giác khó chịu

Các bệnh khiến nước mũi màu xanh có mùi tanh

Ngoài các tác nhân nêu trên, các bệnh hô hấp hay các bệnh về tai mũi họng cũng có thể có triệu chứng là dịch mũi màu xanh và hôi tanh. Có thể kể đến một số bệnh thường gặp như:

Bệnh viêm xoang

Viêm xoang có thể xảy ra ở một xoang hoặc nhiều xoang cùng lúc (còn gọi là viêm đa xoang). Các xoang vốn có lỗ thông với nhau và thông với khoang mũi. Khi một hoặc nhiều xoang bị viêm, lỗ dẫn lưu dịch nhầy sẽ bị tắc nghẽn khiến dịch nhầy bị ứ đọng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi. Dịch mũi màu xanh và có mùi tanh chính là do xác các tế bào bạch cầu - tế bào miễn dịch của cơ thể “chiến đấu” chống lại các tác nhân gây viêm.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi mũi bị kích thích với những yếu tố như phấn hoa, bụi mịn, hóa chất, nấm mốc, lông động vật, dịch nhầy của động vật,… Khi bị kích thích, mũi sinh ra phản ứng dị ứng, viêm mũi và tạo ra dịch mũi đặc, có màu xanh giống mủ và có mùi bất thường.

Viêm mũi cấp tính

Nước mũi màu xanh có mùi tanh cũng có thể là sản phẩm của viêm mũi cấp tính. Viêm mũi cấp tính xảy ra khi vi khuẩn, virus bất ngờ tấn công niêm mạch mũi. Điều này kích thích niêm mạc mũi bài tiết ra nhiều dịch mũi. Dịch mũi khó dẫn lưu, bị ứ đọng lại nên nhiều hơn, đặc đơn hình thường, có màu xanh và có mùi tanh.

nuoc-mui-mau-xanh-co-mui-tanh-2.jpgNước mũi xanh và tanh có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe

Bệnh lý ở họng và tai

Ngoài các vấn đề trực tiếp phát sinh từ mũi xoang kể trên, một số bệnh lý khác cũng có thể làm thay đổi tính chất dịch mũi như viêm tai giữa, viêm họng, viêm tai ngoài,… Nguyên nhân là do tai - mũi - họng có các hốc thông nhau. Bệnh lý xảy ra ở cơ quan này dễ lây nhiễm sang các cơ quan còn lại.

Bệnh lý ở các hệ cơ quan khác

Một trường hợp khác rất ít người biết đến. Đó là các bệnh lý tưởng chừng không liên quan đến mũi nhưng lại có triệu chứng là dịch mũi có màu xanh và mùi tanh hôi khó chịu.

Ví dụ ở bệnh nhân mắc bệnh gan, hơi thở có mùi tanh mốc, mùi giống trứng thối. Đó là do gan đang suy giảm chức năng, gặp vấn đề về thải độc. Điều này cũng khiến nếu người bệnh chảy dịch mũi xanh thì dịch mũi cũng bị nhiễm mùi tanh. Tương tự, ở bệnh nhân mắc bệnh thận, dịch mũi lại có mùi tanh kèm khai giống mùi amoniac do sự tích tụ ure trong cơ thể khi thận không làm tốt chức năng của mình.

Phải làm gì khi nước mũi màu xanh có mùi tanh?

Nước mũi đặc, xanh và có mùi tanh có thể gây nghẹt đường thở, mang đến cảm giác khó chịu và gây ra những bất tiện nhất định trong sinh hoạt. Vì vậy, người bệnh nên áp dụng những cách sau để giảm nhẹ triệu chứng:

Chăm sóc tại nhà

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý và bình rửa mũi chuyên dụng: Việc này giúp loại bỏ dịch mũi, làm thoáng đường thở, ngăn không có tình trạng chảy dịch mũi trở nặng và khắc phục phần nào tình trạng lỗ mũi có mùi hôi.

Xông mũi cũng là biện pháp khá hiệu quả để tăng khả năng dẫn lưu dịch mũi, làm loãng dịch mũi giúp việc vệ sinh mũi dễ dàng hơn. Với trường hợp nước mũi màu xanh có mùi tanh, người bệnh có thể xông mũi bằng các loại nước lá (lá lốt, lá tía tô), nước nấu từ thảo dược thiên nhiên (củ gừng, củ sả) hoặc thuốc xông mũi. Nếu dùng thuốc xông mũi, người bệnh cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc tại nhà và theo dõi trong 5 ngày khi chảy dịch mũi bất thường

Một số trường hợp bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, người bệnh có thể dùng thuốc xịt mũi để giảm triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả. Thuốc xịt mũi có cả loại không kê đơn và loại kê đơn. Nhưng trước khi dùng bất cứ loại nào, bạn cũng nên có sự tư vấn của dược sĩ hoặc bác sĩ.

Massage mũi cũng giúp giảm nghẹt mũi và tăng cường dẫn lưu mũi. Bạn chỉ cần massage nhẹ nhàng ở huyệt nghinh dương nằm 2 bên cánh mũi, triệu chứng nghẹt mũi sẽ giảm tạm thời. Bạn cũng có thể dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ vuốt dọc sống mũi. Cách này có thể áp dụng khi bạn chưa tiện để rửa mũi hay xông mũi.

Thay đổi chế độ ăn uống

Một việc khá đơn giản để giảm tiết dịch mũi xanh và tanh nhưng ít người nghĩ tới là thay đổi chế độ dinh dưỡng. Tùy từng nguyên nhân, người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp. Ví dụ chảy dịch mũi xanh và tanh cho viêm xoang có thể tìm hiểu viêm xoang mũi dị ứng kiêng ăn gì để áp dụng,… Thay vì ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ hay uống nhiều cà phê, bia rượu, bạn có thể tăng cường an rau xanh, trái cây và uống nhiều nước ấm.

Khám bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân

Tất cả những biện pháp trên đây chỉ là biện pháp điều trị tại nhà. Việc quan trọng nhất là bạn cần theo dõi tình trạng chảy dịch mũi. Nếu quá 5 ngày, tình trạng chảy dịch mũi xanh và tanh không cải thiện bạn cần đi khám bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó mà chúng ta khó có thể phát hiện bằng mắt hay qua các triệu chứng dễ nhận biết. Tùy nguyên nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, phẫu thuật hoặc các phương pháp trị bệnh phù hợp.

nuoc-mui-mau-xanh-co-mui-tanh-4.jpgCần đi khám để biết nguyên nhân làm chảy dịch mũi bất thường

Chảy nước mũi màu xanh có mùi tanh tuy chỉ là triệu chứng đơn giản, nhiều người gặp phải nhưng chúng ta không nên chủ quan. Hãy thăm khám sớm nếu đã theo dõi và chăm sóc tại nhà quá 5 ngày mà tình trạng không thuyên giảm bạn nhé!