Đơn vị:

Cách làm tan máu bầm ở ngón tay

Việc xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể là tình trạng khá thường gặp và hầu hết đều không nghiêm trọng. Phần lớn trong số đó sẽ tự mất đi theo thời gian. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vết bầm tím cảnh báo một vấn đề bất thường về sức khỏe. Nếu có vết bầm máu ở ngón tay, bạn hãy thử áp dụng các cách làm tan máu bầm ở ngón tay dưới đây nhé! Nếu không hiệu quả, có thể bạn sẽ cần đi khám để được tư vấn bởi bác sĩ.

Nguyên nhân khiến máu bầm ở ngón tay

Máu bầm hay tụ máu dưới da xảy ra khi thành mao mạch bị tổn thương khiến máu chảy vào các mô xung quanh không liên tục. Vì thế, những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là những vết bầm máu tím hoặc xanh.

Ngón tay là một trong những bộ phận hoạt động nhiều nhất trên cơ thể. Đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương và tổn thương khá thường gặp là bầm máu ở ngón tay. Có nhiều nguyên nhân khiến máu bầm ở ngón tay như:

Máu bầm ở ngón tay có thể do tác động bên ngoài hoặc bệnh lý bên trong

Do chấn thương hoặc tập luyện

Chấn thương hoặc tập luyện bằng tay quá sức đều có thể tác động lực và làm tổn thương các mạch máu trên ngón tay. Cụ thể là:

  • Ngón tay bị chấn thương như bị vật nặng rơi phải, bị kẹp ở khe cửa,… gây dập ngón tay khoặc không đều gây bầm máu. Đây là tình huống khá thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày và bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải.
  • Tập luyện các bài tập bằng tay như nâng tạ, đu xà, chống đẩy,… quá mức cũng có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ ở ngón tay. Điều này cũng có thể làm xuất hiện các vết bầm máu ở ngón tay.
  • Các tai nạn lao động, tai nạn giao thông khiến bàn tay bị tổn thương và ngón tay bị bầm tím. Trường hợp nặng có thể đi kèm bong gân, gãy xương,…

Do bệnh lý nền

Một số người áp dụng cách làm tan máu bầm ở ngón tay tại nhà không hiệu quả vì nguyên nhân bầm máu xuất phát từ bệnh lý:

  • Bệnh tiểu đường: Ở những bệnh nhân đái tháo đường, trên da toàn thân hoặc ngón tay cũng có thể xuất hiện vết bầm tím. Nguyên nhân là lượng đường trong máu cao khiến mạch máu bị suy yếu và dễ bị xuất huyết mao mạch. Nếu ai đó đã lâu không kiểm tra đường huyết và thường xuyên bị bầm tím ở ngón tay hay trên cơ thể, hãy nghĩ đến nguy cơ bị tiểu đường.
  • Ở những bệnh nhân bị rối loạn máu, chỉ một vai chạm nhẹ cũng có thể tạo thành vết bầm tím. Bàn tay là bộ phận vận động gần như nhiều nhất của cơ thể. Vì vậy, tay bị va chạm nhẹ cũng dễ làm xuất hiện vết bầm trên ngón tay ở bệnh nhân bị rối loạn máu.
  • Bệnh ban xuất huyết là tình trạng máu bị thoát ra từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ trên cơ thể. Trong đó có cả những vết bầm ở ngón tay.

Do thuốc và vitamin

Thiếu hụt một số loại vitamin hay khoáng chất hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây bầm máu ngón tay:

  • Một số loại thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài cũng khiến da dễ bị bầm tím. Điển hình như thuốc chống đông máu, thuốc chứa hàm lượng sắt cao, thuốc chống hen, Aspirin, thuốc tránh thai,...
  • Ở những người bị thiếu hụt vitamin C, các mạch máu yếu hơn và dễ bị vỡ. Chỉ một vài tác động hay va chạm nhỏ ở ngón tay cũng có thể gây ra vết bầm trên ngón tay.
  • Nếu cơ thể thiếu vitamin B12, quá trình sản xuất máu cũng bị ảnh hưởng. Đây là loại vitamin có vai trò quan trọng trong việc làm đông máu và làm lành vết thương. Thiếu vitamin B12 khiến các vết bầm tím dễ dàng xuất hiện.
  • Thiếu vitamin K cũng làm cản trở quá trình sản xuất collagen để tăng sức bền mạch máu. Khi đó, các mạch máu mỏng hơn, dễ bị tổn thương hơn nên cơ thể người bệnh thường xuyên xuất hiện vết bầm tím. Các vết bầm này còn có thể xuất hiện ở cả ngón tay.
  • Ở nữ giới, máu bầm ở ngón tay hay các bộ phận khác trên cơ thể cũng có thể do mất cân bằng nội tiết. Thiếu hụt estrogen ở nữ giới cũng khiến mạch máu dễ tổn thương và làm máu chảy ra các mô xung quanh gây bầm tím.
cach-lam-tan-mau-bam-o-ngon-tay-2.jpgTùy từng nguyên nhân, chúng ta nên áp dụng cách làm tan máu bầm ở ngón tay phù hợp

Cách làm tan máu bầm ở ngón tay

Nếu máu bầm ở ngón tay mức độ nhẹ, không gây đau đớn, bạn có thể áp dụng các cách làm tan máu bầm tại chỗ như:

Nâng cao ngón tay bị chấn thương

Ngay khi bị chấn thương ngón tay, bạn nên nâng cao ngón, giảm cử động tay để giảm xuất huyết dưới da gây bầm tím. Máu chảy trong mạch máu ở tay sẽ có xu hướng chảy từ cánh tay xuống ngón tay.

Nếu cánh tay thõng xuống và ngón tay ở dưới thấp hơn cánh tay, lượng máu sẽ dồn xuống nhiều khiến bầm tím nghiêm trọng. Vì vậy, nếu không may bị chấn thương, bạn hãy đưa ngón tay lên cao trước khi áp dụng các biện pháp khác nhé!

Chườm đá lên ngón tay bị bầm

Chườm lạnh cũng là cách làm tan máu bầm ở ngón tay khá hiệu quả. Mỗi lần bạn có thể chườm 5 - 10 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ giảm tình trạng bầm tím. Cách này hiệu quả trong trường hợp ngón tay bầm do chấn thương trong sinh hoạt hoặc luyện tập thể thao. Khi chườm, bạn có thể dùng túi chườm lạnh y tế.

Nước đá lạnh sẽ có tác dụng làm co mạch máu và các mô chấn thương. Từ đó, tình trạng xuất huyết dưới da sẽ được kiểm soát. Cách này không những giúp vết bầm tím không lan rộng, giảm mức độ nghiêm trọng mà còn giúp giảm sưng đau khá hiệu quả.

Nên dùng túi chườm y tế để chườm ngón tay

Giảm đau ngón tay

Thông thường, bầm máu ngón tay sẽ đi kèm cảm giác đau đớn. Tùy mức độ đau, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Một số loại giảm đau không kê đơn cũng có tác dụng làm tan máu bầm.

Tốt nhất, khi dùng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn nên tránh dùng Aspirin hoặc Ibuprofen bởi các thuốc giảm đau này làm chậm quá trình đông máu và có thể làm vết bầm máu thêm trầm trọng.

Xoa dầu nóng theo kinh nghiệm dân gian có phải cách làm tan máu bầm ở ngón tay hiệu quả không? Theo các bác sĩ, đây là một quan điểm không chính xác. Nếu chúng ta tích cực xoa bóp, massage vết bầm với dầu nóng sẽ làm các mao mạch tổn thương thêm. Điều này chỉ khiến tình trạng bầm máu thêm trầm trọng. Nếu muốn xoa bằng dầu nóng, bạn nên tránh dùng trong 24 giờ đầu khi vết bầm xuất hiện.

cach-lam-tan-mau-bam-o-ngon-tay-3.jpgBầm máu do nhiễm trùng hoặc các mô mềm bị chết dần dễ dẫn đến hoại tử

Trong đa số các trường hợp, máu bầm ở ngón tay đều không nguy hiểm nếu xác định được nguyên nhân do chấn thương. Nếu máu bầm không rõ nguyên nhân, máu bềm kéo dài ngày hoặc lặp lại thường xuyên, đặc biệt là khi áp dụng cách làm tan máu bầm ở ngón tay không hiệu quả, bạn cần đi khám bác sĩ. Một số trường hợp ngón tay biến dạng hoặc có biểu hiện nhiễm trùng cần được điều trị khẩn cấp để tránh hoại tử hay biến chứng.

Xem thêm:

Các phương pháp làm tan máu bầm hiệu quả tại nhà

Cách sơ cứu dập móng tay hiệu quả