Đơn vị:

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

trẻ bị kiến cắn

Trẻ bị kiến cắn không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu trong vài ngày. Đối với trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và nhạy cảm, việc bị kiến lửa cắn có thể gây sưng đỏ, mưng mủ và thậm chí là để lại sẹo thâm từ vết đốt. Do đó, để giúp con xoa dịu vết kiến đốt hiệu quả, bạn nên thực hiện các bước xử lý sau đây:

  • Bước 1: Nếu kiến vẫn còn bám trên người của bé, bạn hãy cố gắng nhặt kiến ra bằng tay. Hạn chế phủi mạnh kiến hoặc tưới nước lên chúng. Bởi vì hành động phủi mạnh có thể làm cho kiến trở nên hung dữ hơn và đổ nước lên sẽ khiến cho kiến bám chặt vào da hơn để tiếp tục đốt.
  • Bước 2: Cẩn thận rửa vùng da bị kiến cắn bằng xà phòng và nước.
  • Bước 3: Trị kiến cắn cho bé bằng cách chườm mát vết kiến đốt trên da trẻ bằng khăn bọc đá lạnh.
  • Bước 4: Bé bị kiến cắn bôi gì? Bạn có thể bôi gel lô hội… lên da trẻ nhằm giảm đau và ngứa.
  • Bước 4: Đến bệnh viện ngay nếu trẻ bị kiến cắn có phản ứng dị ứng hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.

Vết đốt của kiến lửa thường có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ bị kiến cắn sưng mủ phải làm sao? Nếu mụn nước hoặc mụn mủ từ vết đốt vỡ ra thường dễ gây nhiễm trùng. Nếu sau khi trẻ bị kiến cắn, vết đốt sưng đau kéo dài hoặc nhiễm trùng thì trẻ cần đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

Mặt khác, đối với trường hợp trẻ dị ứng với nọc độc của kiến, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc kháng histamine để kiểm soát tình trạng sưng ngứa. Nếu trẻ có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn sau khi bị kiến cắn, trẻ có thể cần được tiêm thuốc chống sốc phản vệ hoặc nhập viện để bác sĩ xử lý kịp thời.